Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chấn chỉnh sai phạm liên quan đến huy động trái phiếu bất động sản

Kinhtedothi - Vấn đề phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu bất động sản (BĐS) trong thời gian gần đây chưa tuân thủ quy định của pháp luật tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường BĐS...

Tại báo cáo công bố thông tin về nhà ở và thị trường BĐS quý I/2022, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, việc doanh nghiệp kinh doanh BĐS phát hành trái phiếu chưa tuân thủ quy định pháp luật thời gian gần đây đã dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc cho cả doanh nghiệp và thị trường.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro về trái phiếu BĐS. (Ảnh minh họa).

Theo đó, tính đến hết quý I/2022, cả nước có tổng cộng 48 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị khoảng 30.998 tỷ đồng và 9 đợt phát hành ra công chúng giá trị 8.696 tỷ đồng. Nhóm BĐS hiện dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành đạt 17.211 tỷ đồng, chiếm 43,36% tổng giá trị phát hành.

“Việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh BĐS chuyển sang thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành quy mô lớn, lãi suất cao sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường, như: Lượng phát hành trái phiếu lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, có trường hợp gấp 40 lần vốn chủ sở hữu; kỳ hạn phát hành ngắn (từ 3 - 5 năm) đặc biệt là đối với doanh nghiệp BĐS huy động để triển khai dự án (thời gian triển khai dự án thường dài hơn, trên 5 năm); tài sản đảm bảo gồm các BĐS, dự án trong khi công tác định giá tài sản đảm bảo không sát với giá thực tế (định giá cao hơn giá trị thực)” - đại diện Bộ Xây dựng nêu rõ.

Chỉ tính năm 2021, tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS lên tới 17,14%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống. Dư nợ tín dụng đổ vào BĐS chiếm khoảng 20,11% dư nợ toàn hệ thống, đây là một trong những ngành kinh tế có tỷ trọng nợ lớn nhất của hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường sôi động ở các phân khúc mang tính đầu cơ, thị trường BĐS có thể tạo rủi ro chéo lớn hơn tới ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại trong năm 2022 nếu lạm phát gia tăng lớn hơn kỳ vọng, khiến chính sách tiền tệ phải đảo chiều.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng cho rằng việc tách thửa, phân lô bán nền tại một số địa phương chưa theo đúng quy định pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự xây dựng, ảnh hưởng xấu đến bộ mặt đô thị, khu dân cư của các địa phương như: Đầu tư xây dựng tự phát, không phù hợp với quy hoạch, không đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo cơ hội đầu cơ, đẩy giá BĐS lên cao nhằm trục lợi...

Ngoài ra, hoạt động của sàn giao dịch BĐS chưa đảm bảo việc quản lý tốt giao dịch, phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực BĐS; hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS chưa được kiểm soát tốt, có hiện tượng sàn giao dịch câu kết với nhau "ôm hàng", "làm giá", "tạo sóng", "thổi giá", gây "sốt ảo" ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương khẩn trương theo dõi nắm bắt, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm nêu trên.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

08 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, đặc biệt với tình trạng đất bỏ hoang, đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng hiệu quả.

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

08 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những biến động lớn về bảng giá đất tại nhiều địa phương. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thị trường trở nên minh bạch và chuyên nghiệp, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức, đòi hỏi một lộ trình điều chỉnh hợp lý.

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

04 Jul, 05:34 PM

Kinhtedothi - Hòa cùng làn sóng đổi mới khi Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền đô thị 2 cấp, các nhà đầu tư không chỉ kỳ vọng vào thủ tục hành chính tinh gọn thuận tiện hơn, mà còn mong đợi cú huých từ hạ tầng để hồi sinh dòng vốn, tạo nên cú bứt tốc mạnh mẽ cho thị trường bất động sản (BĐS) sau sáp nhập.

Livehouse: Lời giải giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị

Livehouse: Lời giải giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị

03 Jul, 06:27 PM

Kinhtedothi - Giá đất tại các đô thị lớn liên tục lập đỉnh khiến nhu cầu an cư và đầu tư của người dân gặp nhiều rào cản. Trong bối cảnh đó, mô hình bất động sản đa công năng Livehouse được kỳ vọng vừa cân bằng bài toán sử dụng - khai thác - sở hữu tài sản, vừa giảm áp lực giá đất ở các khu vực lõi đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ