Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

“Chặt chém” du khách, “con sâu bỏ rầu” ngành du lịch

Kinhtedothi - Những sự vụ gần đây về việc "chặt chém", chèo kéo khách du lịch được xem là "con sâu bỏ rầu nồi canh" làm xấu hình ảnh du lịch Việt Nam. Để chấm dứt triệt để tình trạng này cần ngành du lịch và địa phương triển khai các biện pháp xử lý mạnh tay hơn.

Có cơ hội là “chặt chém”

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin, clip lái xe taxi, người bán hàng rong ở Hà Nội “chặt chém” du khách nước ngoài. Mới đây, câu chuyện tài xế taxi bị du khách Pháp tố "chặt chém" 500.000 đồng cho quãng đường chưa đến 100m và thêm 500.000 đồng để trả lại tài sản bỏ quên trên xe khiến dư luận dậy sóng.

Trước đó, trên địa Hà Nội cũng liên tiếp xảy ra các vụ việc người bán hàng rong có hành vi “chặt chém” du khách, trở thành vấn đề đáng lo ngại.

Tháng 3/2024, UBND phường Bưởi (quận Tây Hồ) đã làm việc và xử phạt hành chính về lỗi bán hàng rong không niêm yết giá đối với người có ý định bán túi táo nhỏ cho khách du lịch nước ngoài với giá 200.000 đồng.

Du khách quốc tế tham quan di tích  văn hóa chùa Bát Sứ (Đà Lạt). Ảnh: Hoài Nam

UBND phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) xử phạt một người bán hàng rong bán 4 bánh rán giá 50.000 đồng cho khách nước ngoài... Mặc dù vụ việc đã được lực lượng chức năng xác minh xử lý nhưng ít nhiều đã làm tổn hại đến hình ảnh của du lịch Thủ đô.

Phân tích nguyên nhân khiến hiện tượng “chặt chém” du khách, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản nêu rõ, đây là tư duy mùa vụ, “ăn xổi”, thay vì nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài. “Đây là biểu hiện của cách làm du lịch thiếu chuyên nghiệp, những vụ việc chỉ xảy ra ở một số địa phương nhưng làm xấu hình ảnh du lịch quốc gia, khiến du lịch mãi ì ạch” - ông Thản khẳng định.

Du khách dạo chơi tại không gian đi bộ Hoàn Kiếm. Ảnh: Hoài Nam

Đồng tình với ý kiến này, Giám đốc Công ty Du lịch Mặt Trời Việt Nam (Sunvina travel) Tạ Hữu Chiến phản ánh, vấn đề "chặt chém", chèo kéo du khách đã diễn ra từ lâu nhất là những tỉnh, thành tập trung nhiều khách du lịch như Hà Nội, SaPa, Đà Nẵng, Nha Trang… và du khách luôn là đối tượng để một số đối tượng lợi dụng. 

Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) PGS.TS Phạm Hồng Long cho rằng, ở Việt Nam hình thức buôn bán hàng rong diễn ra khá nhiều nên việc kiểm soát giá cả, người kinh doanh còn khó khăn.

Thêm nữa, đối tượng chộp giật, chèo kéo đôi khi không phải là người dân địa phương mà từ nơi khác đến hành nghề. Khi xảy ra hiện tượng như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch cũng như hình ảnh địa phương, đặc biệt trong thời đại truyền thông, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Cần có biện pháp cứng rắn

Có thể thấy, việc trục lợi từ hành vi “chặt chém” nếu không ngăn chặn dứt điểm sẽ tạo tiền lệ xấu. Dưới góc độ chuyên gia GS.TS Từ Thị Loan (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) nêu rõ, “chặt chém” du khách là hành vi thể hiện kiểu làm ăn chụp giật, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, mà không thấy hậu quả lâu dài là  mất khách, mất sức hút, thương hiệu của điểm đến, ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh du lịch Việt Nam.

Du khách quốc tế tham quan di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Ảnh: Hoài Nam

Thực tế, “vấn nạn” tăng giá vô tội vạ, chặt chém, dịch vụ đắt đỏ vào mỗi dịp nghỉ lễ là chuyện thường xẩy ra, vì vậy Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng đầy là vấn đề “nóng” của du lịch Việt Nam. Điều này thực sự nguy hiểm vì nó ảnh hưởng tới hoạt động du lịch của ta khiến cả ngành du lịch bị mang tiếng chặt chém. "Hình ảnh du lịch của địa phương là do chính lãnh đạo nơi đó. Họ cần phải kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động trên địa bàn” - ông Bình nói.

Để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng “chặt chém” du khách, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á  Phạm Hải Quỳnh cho rằng, chính quyền địa phương cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động của người bán hàng rong. Đồng thời tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, cần tăng cường hệ thống camera giám sát và nâng cao an ninh tại các khu vực du lịch để bảo đảm an toàn cho du khách.

Du khách tham quan làng hoa cây cảnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Ảnh: Hoài Nam

Còn theo Phó Chủ tịch Hội lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng, những hiện tượng “chặt chém” du khách thời gian qua đều là do ý thức của những người kinh doanh buôn bán, trong đó phần lớn là những người lao động ngoại tỉnh. Vì thế, chính quyền địa phương bên cạnh việc quản lý, nhắc nhở người bán hàng cần đào tạo hướng dẫn viên du lịch cách xử lý tình huống khi có vấn đề với du khách. Đồng thời, cần khuyến khích du khách thông báo kịp thời với chính quyền khi gặp vấn đề.

Để ngăn chặn hiện tượng chặt chém khách du lịch trong mùa du lịch hè , Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có công văn gửi các đơn vị quản lý du lịch tỉnh, thành phố về việc tăng cường đảm bảo an toàn du lịch hè.

Trong đó, yêu cầu các đơn vị kinh doanh cần tuân thủ nghiêm quy định về đăng ký, niêm yết công khai giá bán hàng hóa. Giá dịch vụ phải được niêm yết tại khu vực lễ tân, nơi dễ nhìn thấy, nơi khách tiếp cận trước khi sử dụng dịch vụ, không tùy tiện tăng giá, ép khách, gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch. 

Thông tin về những giải pháp ngăn chặn hiện tượng “chặt chém” du khách, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương giang cho biết, đơn vị thường xuyên duy trì bộ phận trực tổng đài và “đường dây nóng” để hỗ trợ, hướng dẫn thông tin cho du khách. Đồng thời yêu cầu các đơn vị điểm đến, lữ hành thực hiện hoạt động du lịch văn minh, niêm yết giá công khai. Thanh tra Sở Du lịch cũng phối hợp với các đơn vị, địa phương tiến hành xác minh, xử lý những vụ việc vi phạm trong hoạt động du lịch.

 

Tăng trải nghiệm để hút khách du lịch

Tăng trải nghiệm để hút khách du lịch

Quảng bá hình ảnh con người, văn hóa, du lịch Đan Phượng

Quảng bá hình ảnh con người, văn hóa, du lịch Đan Phượng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

13 Jul, 03:03 PM

Kinhtedothi - Sau gần 1,5 tháng rực rỡ sắc màu bên dòng sông Hàn, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã khép lại vào tối 12/7 bằng đêm chung kết bùng nổ cảm xúc, đánh dấu một mùa lễ hội thành công trọn vẹn - từ nghệ thuật trình diễn đỉnh cao đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối.

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

13 Jul, 08:40 AM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình – vùng đất văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ giàu truyền thống, không gian du lịch mới được mở rộng cả về địa lý lẫn bản sắc, tạo điều kiện để hình thành một trung tâm du lịch tổng hợp, có chiều sâu văn hóa.

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

12 Jul, 05:56 PM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới, bộ máy hành chính được tinh gọn, điều hành thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi để các lĩnh vực, trong đó có du lịch bước vào giai đoạn phát triển mới, với định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

12 Jul, 01:27 PM

Kinhtedothi - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đang tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa thành phố biển vươn lên trở thành điểm đến sôi động bậc nhất mùa hè. Đặc biệt, đêm chung kết ngày 12/7 đang ghi nhận những kỷ lục mới về lượng khách lưu trú và sản lượng chuyến bay, thể hiện rõ sức hút của một Đà Nẵng năng động, đổi mới, sáng tạo và giàu bản sắc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ