Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chất lượng phân bón đang bị thả nổi

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc liên tiếp phát hiện các vụ bán phân bón giả, kém chất lượng tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong thời gian qua thêm một lần nữa "báo động" thực trạng đáng lo ngại về chất lượng phân bón trên thị trường.

Điều đáng nói là, cơ chế quản lý Nhà nước về mặt hàng này tới nay vẫn chưa được hoàn thiện.

Báo động phân bón giả                      

Cuối tháng 2 vừa qua, những người trồng dưa tại Phú Yên và Bình Định liên tiếp mua phải phân bón NPK, kali giả. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hai loại phân này đều có hiện tượng vón cục, lẫn nhiều đất sét. Nguy hiểm hơn, khi bón các loại phân này, cây trồng không chỉ chậm phát triển mà còn bị chết, gây thiệt hại cho người dân. Theo kết quả kiểm nghiệm do Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định công bố hôm 9/3, tổng hàm lượng dinh dưỡng của phân bón giả chỉ đạt 29,2%, thấp hơn nhiều so với phân bón thật (55%).
Mua bán phân bón tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện
Mua bán phân bón tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng. Ảnh: Quang Thiện
Trước đó, hôm 5/3, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk cũng tiến hành tiêu hủy hơn 28 tấn phân bón Dung Quất NPK Humic chưa có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), nhiều tỉnh, thành hiện đã hoàn thành gieo cấy vụ đông xuân 2013 - 2014, bước vào giai đoạn chăm sóc lúa mới cấy. Do đó, nhu cầu sử dụng phân bón khá lớn, chiếm tới 60 - 70% chu kỳ sản xuất của cả năm. Nhu cầu sử dụng lớn càng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng phát triển mạnh nếu không được quản lý chặt chẽ.

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, hệ thống phân phối phân bón ở nước ta đang có những bất cập: Quá nhiều tầng nấc trung gian dẫn tới khó kiểm soát giá bán, chất lượng phân bón. Hiện, cả nước có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất phân bón nhưng trên thực tế chưa có đơn vị nào tự xây dựng được mạng lưới phân phối riêng đến khâu bán lẻ. Chính việc "mua đứt, bán đoạn" này khiến tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn là vấn đề nan giải.

Cần một hành lang pháp lý

Hiện, có 2 bộ cùng tham gia quản lý Nhà nước về lĩnh vực phân bón là Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương, tuy nhiên chưa phân định rõ bộ nào chịu trách nhiệm chính. Do vậy, việc quản lý còn phân tán và chồng chéo. Trong khi đó ở địa phương, cơ quan quản lý chất lượng phân bón cũng không đồng nhất. Ông Trần
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năm 2014 nhu cầu phân bón các loại của cả nước khoảng 11 triệu tấn, tăng 0,7 triệu tấn so năm 2013. Trong đó, nhu cầu phân Urê là 2,2 triệu tấn, phân DAP: 900.000 tấn, phân NPK: 4 triệu tấn...
Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ ngày 1/2/2014, việc quản lý mặt hàng phân bón theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ. Theo đó, quản lý phân bón theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thay vì quản lý theo danh mục trước đây. Tuy nhiên, việc xây dựng Dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 202 đã qua 4 - 5 lần dự thảo, sửa đổi nhưng chưa hoàn thành. "Hiện nay, cơ quan soạn thảo Thông tư hướng dẫn mới đang chuẩn bị tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến chuyên gia, sớm nhất cũng phải đến tháng 4/2014 mới hoàn thành" - ông Định chia sẻ.

Rõ ràng, tình trạng chất lượng phân bón đang bị thả nổi có nguyên nhân lớn là do cơ chế quản lý chưa thống nhất, đồng bộ. Dựa vào điểm yếu ấy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón đã "lách luật" để hoạt động. Hậu quả là người nông dân phải chịu thiệt do thất bát mùa màng và chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Do đó, theo ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), để quản lý tốt mặt hàng phân bón, điều trước tiên cần làm là các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để đưa mặt hàng này vào "khuôn khổ".

Ngoài ra, cần tổ chức tốt hệ thống phân phối, giảm bớt các tầng nấc trung gian để có thể kiểm soát giá bán, chất lượng phân bón đến tay người nông dân. Đặc biệt, làm tốt công tác dự báo, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường phân bón, làm rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón để có các phương án kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu.