Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Châu Á lại nóng vì tranh chấp lãnh thổ

KTĐT - Giữa lúc căng thẳng giữa các quốc gia châu Á liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển chưa được dàn xếp ổn thỏa, chính trường khu vực lại nóng lên bởi những diễn biến mới của các bên liên quan.
Mối quan hệ nhiều sóng gió giữa Trung Quốc – Nhật Bản lại một lần nữa bị thử thách khi một công ty dầu khí Trung Quốc lên kế hoạch khai thác 7 mỏ khí đốt trên biển Hoa Đông. Theo một thông báo được đưa ra hôm 18/7, Công ty Dầu khí và khí đốt Nhà nước CNOOC chuẩn bị trình chính phủ kế hoạch mở rộng khai thác thêm 7 mỏ khí đốt ở khu vực Huangyan và Pingbei trên biển Hoa Đông. Trung Quốc đã triển khai kế hoạch khai thác ở dự án khí đốt Huangyan I với kinh phí hơn 30 tỷ Nhân dân tệ (4,9 tỷ USD) để thực hiện. Nếu kế hoạch này được thông qua, tổng số mỏ khí đốt mà Trung Quốc đang khai thác ở Huangyan sẽ nâng lên con số 9. Tuy nhiên, kế hoạch này đã lập tức vấp phải sự phản đối của  Nhật Bản. Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đã cảnh báo bất kỳ hành động đơn phương nào của Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ không được chấp nhận.

Cũng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển, ngày 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động của tàu Trung Quốc số hiệu 306 hôm 7/7 đã truy đuổi, uy hiếp 2 tàu cá QNg 96787 TS và QNg 90153 TS ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cho người lên tàu khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân, đập phá và lấy đi một số tài sản khi hai tàu này đang hoạt động nghề cá bình thường. Đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.

Trong một diễn biến khác, Chính phủ Ấn Độ hôm 17/7 đã quyết định triển khai thêm 50.000 quân dọc theo biên giới Trung Quốc với chi phí hơn 10 tỷ USD nhằm tăng cường sức chiến đấu khi có tình huống xấu nhất xảy ra. Rõ ràng những tranh chấp trên biển không những ảnh hưởng đến bầu không khí chính trường châu Á mà còn tạo ra xung đột giữa những nền kinh tế mới nổi, đầu tàu của khu vực, khiến thương trường toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro mới. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ