Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Châu Á vận dụng chính sách tiền tệ kiềm lạm phát

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) mới đây tuyên bố siết chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế sức ép lạm phát. Đây là lần thứ ba trong vòng một năm, Singapore sử dụng biện pháp này.

KTĐT - Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) mới đây tuyên bố siết chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế sức ép lạm phát. Đây là lần thứ ba trong vòng một năm, Singapore sử dụng biện pháp này.

Trước nguy cơ lạm phát gia tăng có thể gây tác động xấu đến nền kinh tế, nhiều nước châu Á đang vận dụng công cụ chính sách tiền tệ để chống đỡ và, theo các chuyên gia kinh tế thế giới, đây có thể là một kinh nghiệm rất đáng chú ý.

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) mới đây tuyên bố siết chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế sức ép lạm phát. Đây là lần thứ ba trong vòng một năm, Singapore sử dụng biện pháp này.

Mặc dù chưa muốn nâng lãi suất ngay trong tháng 4/2011, song các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc và Indonesia tuyên bố sẽ tiến hành mọi biện pháp, nếu thấy cần thiết, để ngăn chặn giá cả leo thang. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã không thay đổi lãi suất chủ chốt ở mức 5%, nhưng thống đốc BoK Kim Choong Soo cho hay sẽ phải sử dụng đến công cụ tiền tệ.

Còn thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia (ICB) Darmin Nasution nhận định nước này vẫn đang đối mặt với sức ép lạm phát do giá lượng thực và dầu mỏ leo thang, đồng thời cho rằng sự tăng giá của đồng nội tệ (rupiah) sẽ giúp kiềm chế các áp lực về giá và việc điều chỉnh tăng giá đồng tiền này có thể được tiếp tục trong năm nay.

Chuyên gia Win Thin, phụ trách bộ phận chiến lược về các thị trường đang nổi thuộc hãng nghiên cứu Brown Brothers Harriman & Co (Mỹ), nhận xét: Hàn Quốc, Indonesia và ấn Độ đã cố gắng “hạn chế khả năng tăng lãi suất,” trong khi Philippines tháng trước đã nâng tỷ lệ lãi suất chủ chốt lần đầu tiên kể từ tháng 8/2008.

Ông Thin nói: “Với giá hàng hóa vẫn đang trong xu thế gia tăng, hầu hết các ngân hàng trung ương tại châu á sẽ không do dự trước khi đưa ra quyết định siết chặt chính sách tiền tệ. Tất cả các thể chế này nên làm như MAS để kiềm chế lạm phát mà không nên lo ngại việc đồng tiền mạnh hơn và trưởng chậm hơn.”

Tại Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế dự kiến ở mức 9,7% trong quý I/2011 với giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 5,4% so với một năm trước đó. Các quan chức Trung Quốc đang kiềm chế hoạt động cho vay nhằm ứng phó với lạm phát, sau khi tăng trưởng tín dụng đạt mức kỷ lục trong năm 2009 và 2010.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã 4 lần tăng lãi suất kể từ giữa tháng 10/2010 và liên tiếp tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại trong nước. Chính phủ Trung Quốc tuần qua tuyên bố sẽ tiến hành chính sách tiền tệ “khôn ngoan” và đảm bảo giá tiêu dùng ổn định.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở châu Á luôn mong muốn vừa kiềm chế được lạm phát, vốn đã tăng mạnh do giá dầu vọt lên mức cao nhất trong gần 30 tháng qua, vừa bảo vệ đà tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), châu á hoàn toàn có thể lại các chính sách kích thích tiền tệ và tài chính ở tốc độ “mạnh hơn và nhanh hơn” vì tăng trưởng của khu vực này vượt xa phần còn lại của thế giới.

Giới phân tích kinh tế cho rằng biện pháp nêu ở trên của Singapore đồng nghĩa với việc tăng giá SGD. Giá SGD ngày 15/4 đã tăng ở mức mạnh nhất (lên 1,2432 SGD đổi 1 USD) kể từ năm 1981 khi các số liệu của hãng tin Bloomberg bắt đầu được công bố.

Nhà kinh tế khu vực Song Seng Wun, thuộc hãng CIMB Research ở Singapore, nhận xét: việc thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc tăng giá một lần đồng SGD phản ánh mức tăng trưởng mạnh của nền kinh tế Singapore. Ngân hàng DBS Bank (Singapore) dự báo lạm phát năm 2011 của quốc đảo này sẽ vượt mức dự báo 3,0-4,0% do MAS đưa ra trước đó, vì giá lương thực và năng lượng sẽ tăng cao trong những tháng tới.

Theo các số liệu sơ bộ của Bộ Thương mại Singapore, GDP của nước này trong quý I/2011 đã tăng trưởng 23,5% so với quý cuối năm ngoái, cao hơn hai lần so với mức dự báo của các nhà kinh tế. Lợi nhuận của các công ty, trong đó có nhà cho vay hàng đầu DBS Group và nhà phát triển bất động sản City Development Ltd đã tăng mạnh, sau khi đà tăng trưởng kinh tế ấn tượng thúc đẩy nhu cầu về vốn vay và đẩy giá nhà ở lên mức kỷ lục.

Bà Sri Mulyani Indrawati, một chuyên gia của WB, nhận xét những nhà hoạch định chính sách rút lại các biện pháp kích thích quá muộn sẽ không nhận thấy “tác động đầy ý nghĩa” và sẽ không giải quyết được những áp lực lạm phát ngày càng tăng, như ở Trung Quốc và Indonesia.

Tuy nhiên, Chính phủ Singapore cũng thừa nhận việc điều tăng giá quá mạnh đồng SGD sẽ ảnh hưởng xấu đến sức cạnh tranh xuất khẩu của nước này, nơi có cảng container bận rộn nhất thế giới. Singapore vẫn dễ bị tổn thương trước những biến động nhu cầu trên thị trường nước ngoài về hàng hóa chế tạo của nước này./.