70 năm giải phóng Thủ đô

Châu Âu: Kinh tế đã qua cơn suy thoái nhờ kích cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các nước châu Âu đã khởi sắc trở lại phần lớn là nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất siêu thấp, đi đôi với các gói kích thích kinh tế.

KTĐT - Các nước châu Âu đã khởi sắc trở lại phần lớn là nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất siêu thấp, đi đôi với các gói kích thích kinh tế.

Cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng ở châu Âu đã chính thức chấm dứt sau nhiều tháng ngày lận đận trong gian khó.

Cụ thể, số liệu mới nhất vừa được Liên minh châu Âu (EU) công bố cuối tuần qua đã cho thấy kinh tế một loạt nước thuộc khu vực này đã tăng trưởng trở lại sau 15 tháng giảm liên tục.

Theo đó, trong quý 3 năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở 27 nước thành viên EU đã đạt 0,2%.

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở 16 nước sử dụng đồng tiền chung euro là 0,4%. Trong đó, đầu tàu Đức tăng trưởng 0,7%, trụ cột Pháp tăng 0,3%.

Tuy vậy, một số trụ cột kinh tế khác ở lục địa già vẫn giảm trưởng, đơn cử như Anh có mức tăng trưởng âm 0,4% và Tây Ban Nha âm 0,3%.

Các nước châu Âu đã khởi sắc trở lại phần lớn là nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất siêu thấp, đi đôi với các gói kích thích kinh tế

Các báo cáo mới đây của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Ngân hàng liên bang và Viện nghiên cứu kinh tế Đức (IW) đánh giá rằng hoạt động quản lý khủng hoảng ở châu Âu đã rất hiệu quả và động lực tăng trưởng kinh tế của EU.

OECD đã cho điểm tốt đối với các nước EU và Chính phủ Đức về việc can thiệp kịp thời và hiệu quả vào quá trình suy thoái kinh tế mạnh nhất kể từ 50 năm qua.

Các nước EU đã phản ứng rất nhanh và có dấu hiệu cho thấy các nước thành viên liên minh này sẽ phát triển nhanh hơn dự tính trên con đường tăng trưởng trở lại.

OECD đặc biệt đánh gía cao sự can thiệp hiệu quả của các gói kích cầu kinh tế, các biện pháp cải cách đã được thỏa thuận về giám sát tài chính và chính sách lãi suất thấp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).