4 tòa nhà cao nhất thế giới gồm: Tháp Burj Khalifa, Tháp Thượng Hải, Tháp Abraj Al-Bait và Trung tâm Tài chính Ping An. Ảnh: Reuters |
Báo cáo của Hội đồng Tòa nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị cho biết châu Á sở hữu khoảng 3.600 tòa nhà cao tầng từ 150m trở lên. Theo dữ liệu của hội đồng, Trung Quốc có đến 2.306 cao ốc, và sẽ sớm có nhiều cao ốc vượt 300m hơn bất cứ nước nào trên thế giới.
Xét về số lượng cao ốc, châu Á vượt xa khu vực Bắc Mỹ. Tại khu vực này, Mỹ là nước đi đầu với 943 tòa nhà cao tầng, trong đó hơn 78% số tòa nhà này cao trên 150m, 19% cao trên 200m và phần còn lại vượt 300m. Tác giả báo cáo này nói thêm rằng toàn bộ khu vực Bắc Mỹ chỉ có 2 quốc gia, trong khi châu Á thì có 18 nước.
Trung Quốc và Mỹ đặc biệt vượt xa các nước khác khi nhắc đến số lượng nhà chọc trời.
Tuy nhiên, tòa nhà cao nhất thế giới hiện nằm ở Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi chiếm 7,2% số lượng nhà cao tầng trên 300m. Với chiều cao 828m, tháp Burj Khalifa của Dubai hiện là tòa nhà cao nhất thế giới.
Với chiều cao 541,3m, Trung tâm thương mại thế giới tại Manhattan, TP New York, được xếp là tòa nhà cao thứ 6 trên thế giới. |
Tháp Thượng Hải của Trung Quốc, cao 632m, là tòa nhà chọc trời cao thứ 2 thế giới. Tòa nhà cao thứ 3 thế giới thuộc về Tháp Abraj Al-Bait ở Mecca, Ả Rập Saudi, có chiều cao 601m. Vị trí tiếp theo là Trung tâm Tài chính Ping An, cao 599m, ở TP Thâm Quyến, Trung Quốc.
Trung tâm Tài chính Quảng Châu CTF cao 530m, cao nhất TP Quảng Châu, cao thứ 3 tại Trung Quốc và cao thứ 7 thế giới. Ảnh: RT |