Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chỉ có 11/51 tỉnh vùng dân tộc thiểu số tự cân đối được ngân sách

Kinhtedothi - Đây là thông tin được đề cập tới trong báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vừa được Uỷ ban Dân tộc gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Theo đánh giá của Uỷ ban Dân tộc, phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi từ đầu năm 2019 đến nay cơ bản ổn định và có đà tăng trưởng. Mặc dù cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông lâm nghiệp, tuy nhiên, bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ. 
Tổng hợp báo cáo kinh tế xã hội của 45/51 tỉnh vùng DTTS cho thấy, có 11 tỉnh có cơ cấu kinh tế là công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp, 4 tỉnh có cơ cấu kinh tế là nông lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ, và 30 tỉnh có cơ cấu kinh tế là dịch vụ - công nghiệp – nông lâm nghiệp. Theo đó, xu hướng chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng DTTS và miền núi là tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. 
 Điều kiện kinh tế của các địa phương vùng dân tộc thiểu số còn rất khó khăn 
Báo cáo của Uỷ ban Dân tộc cũng đề cập cụ thể tới thu chi và khả năng cân đối ngân sách của các địa phương. Theo đó, từ đầu năm 2019 đến nay, trong tổng số 51 tỉnh vùng DTTS, có 12 tỉnh thu ngân sách trên 10.000 tỷ đồng, 3 tỉnh thu ngân sách từ 8.000 – 10.000 tỷ đồng, 12 tỉnh thu ngân sách từ 5.000 – 8.000 tỷ đồng, 7 tỉnh thu ngân sách từ 3.000 – 5.000 tỷ đồng, và 17 tỉnh chỉ thu ngân sách dưới 3.000 tỷ đồng (chủ yếu là các tỉnh có số lượng đồng bào DTTS chiếm trên 30% tổng dân số). 
Cùng với thu ngân sách thấp, khả năng tự cân đối ngân sách của 51 tỉnh vùng DTTS cũng không quá cao. Cụ thể, chỉ có 11/51 tỉnh tự cấn đối được ngân sách địa phương; 7 tỉnh tự cân đối được trên 50% ngân sách; 16 tỉnh tự cân đối được từ 30 – 50% ngân sách, và có tới 17 tỉnh chỉ có thể cân đối được dưới 30% ngân sách. 
Đánh giá chung của Uỷ ban Dân tộc cho thấy, quy mô nền kinh tế của các tỉnh vùng DTTS còn nhỏ, khiêm tốn. Số thu ngân sách và tỷ lệ cân đối rất thấp. Đặc biệt, có trên 90% số tỉnh vùng DTTS vẫn cần đến sự hỗ trợ từ ngân sách T.Ư. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ