Kinhtedothi - Ở cuộc gặp cấp cao song phương trực tuyến vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không thành công với ý định thuyết phục và vận động Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đứng hẳn về phe Mỹ, Nato, EU, đồng minh đối phó và đối địch Nga liên quan đến chiến sự hiện tại ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: AFP/TTXVN
Giống như Trung Quốc nhưng trên các phương diện khác nhau và với mức độ, phạm vi khác nhau, Ấn Độ không những chỉ trung lập trong đối địch hiện tại giữa Mỹ và đồng minh với Nga, không tham gia chiến dịch của phe này trừng phạt Nga mà còn có thể hạn chế tác động của các biện pháp chính sách trừng phạt Nga.
Liên quan đến xuất khẩu năng lượng của Nga là ví dụ điển hình nhất. Mỹ và một số đồng minh cấm nhập khẩu dầu lửa và than đá của Nga, chủ trương tới đây cấm nhập khẩu cả khí đốt của Nga nhằm triệt tiêu nguồn thu nhập quan trọng của Nga từ xuất khẩu năng lượng. Vậy mà Ấn Độ lại tăng cường nhập khẩu dầu lửa của Nga. Mỹ muốn Ấn Độ trở thành đồng minh chính trị và quân sự để cùng đối địch Nga trong khi Ấn Độ chủ trương chỉ là đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư của Mỹ.
Ông Biden phải ngậm bồ hòn làm ngọt trên phương diện này bởi Ấn Độ hiện chiếm vị trí quan trọng không nước nào khác có thể thay thế được trong chiến lược của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đối với Trung Quốc. Hơn nữa, chỉ bằng cách tranh thủ Ấn Độ thì phía Mỹ mới có thể phân rẽ Ấn Độ với Nga, mới có thể ngăn cản Ấn Độ quá lệ thuộc vào cung ứng vũ khí và năng lượng từ Nga cũng như kiềm chế tiến triển của mối quan hệ hợp tác rất hiệu quả giữa Ấn Độ và Nga, đặc biệt về chính trị và quân sự, quốc phòng.
Cho nên dẫu có không hài lòng đến mấy, Mỹ cũng vẫn phải chấp nhận định hướng quan điểm chính sách của Ấn Độ là cân bằng quan hệ giữa với Nga và với Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ trong khối các nước phương Tây.
Kinhtedothi - Theo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered, các doanh nghiệp Ấn Độ lựa chọn Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore bởi đây là các thị trường mang lại nhiều tiềm năng phát triển nhất.
Kinhtedothi - Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định chính quyền Mỹ vẫn ủng hộ mạnh mẽ việc thúc đẩy nhanh chóng thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Kinhtedothi - Nhật Bản đang xem xét tổ chức các cuộc đối thoại an ninh riêng rẽ với Philippines và Ấn Độ vào tháng tới theo mô hình 2+2 với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.