Nhật Bản lên kế hoạch đối thoại an ninh 2+2 với Philippines và Ấn Độ
Kinhtedothi - Nhật Bản đang xem xét tổ chức các cuộc đối thoại an ninh riêng rẽ với Philippines và Ấn Độ vào tháng tới theo mô hình 2+2 với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước.
Ngoại trưởng Hayashi Yoshimasa. Ảnh: Reuters
Hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Nhật Bản đang dàn xếp để tổ chức cuộc đối thoại với Philippines vào đầu tháng 4, trong khi cuộc đối thoại an ninh 2+2 giữa Nhật Bản và Ấn Độ có thể sẽ được tổ chức vào giữa tháng 4. Cả hai cuộc đối thoại trên dự kiến sẽ diễn ra ở Tokyo.
Theo TTXVN, thông tin về việc Nhật Bản tổ chức các cuộc đối thoại trên được đưa ra trong bối cảnh Tokyo luôn cảnh giác trước nguy cơ xuất hiện những quan ngại an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngoài ra, giới chức Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của CHDCND Triều Tiên vào tuần trước.
Theo các nguồn tin trên, nếu các cuộc đối thoại an ninh 2+2 giữa Nhật Bản với Philippines và Ấn Độ được tổ chức, các quan chức ngoại giao và quốc phòng hai bên sẽ nhất trí với quan điểm không chấp nhận mọi nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực, đồng thời tái khẳng định cam kết thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Bên cạnh đó, Nhật Bản và Philippines dự kiến sẽ thảo luận về việc Tokyo bán vũ khí cho Manila và hỗ trợ tăng cường sức mạnh quân sự cho quốc gia Đông Nam Á này. Trong khi đó, Tokyo và New Dehli dự kiến sẽ khẳng định sẵn sàng tăng cường hợp tác quốc phòng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có vũ trụ và không gian mạng.
Ngoài Philippines và Ấn Độ, Nhật Bản đã có các cuộc đối thoại an ninh 2+2 với Mỹ, Australia, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Indonesia và Nga.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.
Kinhtedothi - Từ con tàu Lenin huyền thoại - tàu phá băng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, cho đến “Yakutia” hiện đại, Nga đang định hình lại bản đồ chiến lược toàn cầu tại vùng đất lạnh giá nhất hành tinh.
Kinhtedothi - Hàng xa xỉ, ô tô và ngành tàu biển là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ, trong khi một số loại tiền tệ của châu Âu bất ngờ hưởng lợi từ sự hỗn loạn...
Kinhtedothi - Người phát ngôn Điện Kremlin nói rằng việc Moscow và Washington bắt đầu đàm phán về việc hợp tác khai thác đất hiếm đã đánh dấu sự khởi đầu của quá trình phục hồi quan hệ hai nước.