Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chi hơn 100 tỉ đồng để đổi đăng kí và biển số cho 700 ngàn xe kinh doanh

Kinhtedothi - Đây là một trong ba phương án nhận diện xe kinh doanh và không kinh doanh nằm trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Giao thông đường bộ sửa đổi mà Bộ GTVT trình Chính phủ.
 Phương án chi hơn 100 tỉ đồng để đổi đăng ký và biển số xe kinh doanh không được đánh giá cao
Phương án thứ nhất được Bộ GTVT đưa ra là nhận biết phương tiện kinh doanh vận tải được thực hiện thông qua các quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu như hiện nay. Bộ này đánh giá, phương án trên có một thuộc tính đặc biệt là hiệu quả nhận diện sẽ phụ thuộc vào ý thức tuân thủ quy định của doanh nghiệp về việc gắn phù hiệu, biển hiệu.
Do đó, nhược điểm của phương án này sẽ khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát điều kiện kinh doanh của các phương tiện đồng thời có thể khiến hoạt động vận tải trở nên lộn xộn, thiếu minh bạch.
Bên cạnh đó, phương án này cũng sẽ có khả năng gây thất thu cho ngân sách khi không kiểm soát được quy mô, ngành nghề kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng kinh doanh vận tải không đăng ký. Nhất là khi các đối tượng kinh doanh không thực hiện đúng quy định về phù hiệu, biển hiệu. Người dân sẽ gặp rủi ro khi sử dụng dịch vụ kinh doanh vận tải trá hình.
Phương án thứ hai của Bộ GTVT là nhận diện thông qua màu biển số xe ngay từ khi đăng ký sở hữu phương tiện. Ưu điểm của phương án này là lực lượng chức năng có thể kiểm soát được vi phạm và xử lý kịp thời, chính xác. Người dân tránh được rủi ro khi sử dụng đúng các phương tiện được Nhà nước quản lý. 
 Bộ GTVT đánh giá cao phương án nhận diện thông qua màu tem đăng kiểm 
Ngược lại, nhược điểm của phương án là phải đầu tư kinh phí cho việc kết nối liên thông dữ liệu về đăng ký sở hữu phương tiện và cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Bên cạnh đó, sẽ mất khoảng trên 100 tỉ đồng cho việc chuyển đổi giấy đăng ký và biển số xe đối với trên 700.000 xe đang kinh doanh vận tải.
Phương án thứ 3 cũng là phương án Bộ GTVT đánh giá cao nhất về tính khả thi và hiệu quả là nhận diện thông qua màu tem đăng kiểm. Đây là phương án giúp phân biệt được giữa xe kinh doanh vận tải và xe cá nhân, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, kiểm soát được nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng kinh doanh vận tải.
Thông qua việc nhận diện màu và mã QR của tem đăng kiểm, giúp giảm thời gian kiểm tra giấy tờ, kiểm tra thông tin của phương tiện, xử lý vi phạm hành chính kịp thời, chính xác.
Đặc biệt, phương án trên không làm phát sinh chi phí cho Nhà nước trong việc cấp lại giấy đăng ký và biển số để nhận diện so với phương án thứ hai. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không thể tùy tiện trong việc gắn hoặc không gắn phù hiệu như phương án thứ nhất.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công cụ chuyển đổi số hữu hiệu trong vận tải hành khách công cộng

Công cụ chuyển đổi số hữu hiệu trong vận tải hành khách công cộng

26 May, 05:08 AM

Kinhtedothi - Thẻ vé điện tử liên thông là phương tiện kết nối quan trọng, tạo nên mô hình vận tải đa phương thức để người dân có thể sử dụng mọi loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) thuận tiện nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng VTHKCC vẫn có thể trở nên dễ dàng hơn nữa nếu dùng mã QR code hoặc ví điện tử để thanh toán trực tiếp thay cho thẻ vé liên thông.

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ