Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chi phí cho thuốc ung thư là gánh nặng lớn với người bệnh

Trần Thảo
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 24/11, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội phối hợp với trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hành dược lâm sàng chuyên ngành ung bướu năm 2023.

Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bùi Vinh Quang cho biết, với tỉ lệ mắc mới và tử vong do ung thư ngày càng tăng, người dược sĩ hoạt động trong lĩnh vực ung bướu càng có trách nhiệm, thách thức to lớn trong các hoạt động nhằm giảm thiểu sai sót, tăng cường hiệu quả sử dụng và giảm thiểu tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị.

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của TP về giải phẫu bệnh và là đơn vị đầu tiên của Thủ đô được cấp chứng nhận “Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng”.

Nhờ áp dụng chính sách thông tuyến bảo hiểm, người bệnh không có giấy chuyển tuyến khi điều trị nội trú tại bệnh viện vẫn được bảo hiểm y tế chi trả như các trường hợp đúng tuyến.

Hiện nay, tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư ở nước ta có xu hướng gia tăng nhanh chóng.
Hiện nay, tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư ở nước ta có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

Theo một số nghiên cứu tại hội thảo, ung thư là nguyên nhân đứng thứ 2 gây tử vong tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Hiện nay, tỷ lệ mắc mới và tử vong do ung thư ở nước ta có xu hướng gia tăng nhanh chóng.

Gánh nặng bệnh tật của ung thư không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người bệnh mà còn tác động đến gia đình, xã hội và hệ thống y tế trong bối cảnh nguồn quỹ bảo hiểm y tế còn hạn chế.

Theo thống kê của GLOBOCAN 2020 tại Việt Nam, 3 bệnh ung thư phổ biến nhất bao gồm ung thư gan, ung thư phổi và ung thư vú. Chi phí điều trị ung thư, đặc biệt là chi phí cho thuốc ung thư là gánh nặng lớn đối với người bệnh và xã hội.

Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, khoa Dược lý – Dược lâm sàng, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, dược sĩ lâm sàng chuyên khoa ung thư cần tham gia tất cả các hoạt động lâm sàng như thẩm định y lệnh, đi buồng, giao ban, báo cáo ca lâm sàng, hội chẩn đa chuyên ngành, tham gia ý kiến về điều trị cho bệnh nhân ung thư, thông tin thuốc, báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR), nghiên cứu khoa học, đào tạo và tập huấn…

Đặc biệt, công việc cụ thể của dược sĩ lâm sàng chuyên khoa ung thư, gồm: Khai thác tiền sử sử dụng thuốc và kiểm tra thông tin người bệnh; xem xét sử dụng thuốc trong quá trình điều trị; giám sát sử dụng thuốc cho người bệnh.

Theo dõi đáp ứng của người bệnh, đánh giá về các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình điều trị; tư vấn cho người bệnh ung thư và gia đình người bệnh về thuốc điều trị, thông tin cụ thể về an toàn và sự phù hợp của thuốc điều trị, thông tin để theo dõi, phòng ngừa và xử trí tác dụng không mong muốn hay gặp của thuốc và thúc đẩy tuân thủ điều trị.

Theo nghiên cứu về khảo sát, xác định liều sử dụng thông dụng đối với người Việt Nam của thuốc hóa trị liệu đường tĩnh mạch trong giai đoạn 2021 – 2023 cho thấy, trong số các phương pháp điều trị ung thư, hóa trị đường tiêm truyền là phương pháp được sử dụng phổ biến và chiếm phần lớn trong chi phí thuốc tại bệnh viện. Liều lượng thuốc đưa vào cơ thể người được cá thể hóa tới từng bệnh nhân.

Trong khi thuốc trên thị trường được các nhà sản xuất đóng gói ở nồng đồ/hàm lượng quy ước. Theo đó trước khi đưa thuốc vào cơ thể người bệnh cần phải chuẩn bị thuốc. Thao tác chuẩn bị thuốc sẽ được tối ưu khi mà liều đóng gói tương thích với liều chỉ định của bệnh nhân.

Vì vậy, tối ưu hóa tỷ lệ mua sắm các dạng đóng gói khác nhau là cần thiết nhằm tối ưu hóa cho thao tác chuẩn bị và chi phí sử dụng thuốc.

 

Thông tin thuốc đóng vai trò quan trọng, nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, đặc biệt trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, hiện nay thuốc điều trị ung thư được nghiên cứu và phát triển ngày càng tăng với nhiều cơ chế mới, nên vai trò của dược sĩ lâm sàng trong hoạt động thông tin thuốc, sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả trong điều trị là rất quan trọng.

Dược sĩ Phùng Quang Toàn - Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện K