Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chỉ số P/E của cổ phiếu ở mức hấp dẫn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thị trường chỉ có vài mã P/E trên 15 lần, còn phần lớn chủ yếu dưới 10 lần. Do đó, theo ông Hùng, không thể lấy mức dao động 10-15 lần để nói P/E chung của toàn thị trường.

KTĐT - Thị trường chỉ có vài mã P/E trên 15 lần, còn phần lớn chủ yếu dưới 10 lần. Do đó, theo ông Hùng, không thể lấy mức dao động 10-15 lần để nói P/E chung của toàn thị trường.

Chỉ số P/E (hệ số giá trên thu nhập) của các cổ phiếu hiện nhỏ hơn 10 lần, theo đánh giá của giới tài chính là mức khá hấp dẫn so với các nước khác trong khu vực để thu hút dòng vốn đầu tư.

Chiều 27/10, VinaSecurities (thành viên tập đoàn VinaCapital) công bố hợp tác đầu tư với Công ty chứng khoán Macquarie Capital (thành viên tập đoàn tài chính toàn cầu Macquarie - niêm yết cổ phiếu ở Australia).

Trong lễ ký kết hợp tác, đại diện Macquarie đánh giá Việt Nam là một trong những thị trường chứng khoán sôi động và tiềm năng nhất Châu Á. Mặc khác, chỉ số P/E thấp hơn 10 lần là mức hấp dẫn so với các nơi khác, nên chứng khoán Việt Nam có lợi thế trong thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư dài hạn nước ngoài.

Hợp tác với Công ty chứng khoán Vina và qua đó tạo điều kiện để khách hàng của Macquarie thâm nhập Việt Nam, ông Mark Ducan - người đứng đầu Securities Group cho biết: "Đây là thị trường quan trọng với các nhà đầu tư tổ chức trên thế giới vì họ mong muốn mở rộng phạm vi đầu tư".

Những thị trường mới nổi như Việt Nam, đã thu hút lượng vốn đầu tư đáng kể suốt hai năm qua.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc khối phân tích đầu tư Công ty chứng khoán SME cũng cho rằng: "P/E của 80% cổ phiếu hiện nay 5-7x, rẻ hơn các thị trường khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (có P/E trung bình 11-15 lần)". Tuy nhiên, phải loại đi 2 yếu tố: 5% các công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn có P/E cao và bỏ những mã có nguồn cung hạn chế vốn là điểm đến của hành động thao túng giá.

Thị trường chỉ có vài mã P/E trên 15 lần, còn phần lớn chủ yếu dưới 10 lần. Do đó, theo ông Hùng, không thể lấy mức dao động 10-15 lần để nói P/E chung của toàn thị trường.

Dù giá cổ phiếu hợp lý để giải ngân, nhưng lo ngại rủi ro từ tác động của các yếu tố vĩ mô (lạm phát, tỷ giá, thâm hụt...), nên ông Hùng cho rằng sức mua từ nhà đầu tư ngoại ít nhiều đã bị kìm hãm lại.

Song theo Giám đốc tư vấn phân tích đầu tư Công ty chứng khoán Rồng Việt Nguyễn Hắc Hải, lực cầu từ nhà đầu tư nước ngoài vẫn được xem là điểm cộng đối với thị trường từ nay đến cuối năm và có thể kéo dài sang quý I năm sau.

Từ đầu năm đến nay, khối ngoại mua ròng khoảng 10 nghìn tỷ đồng trên cả 2 sàn. Trong bối cảnh giao dịch lình xình như hiện tại, đây được xem là tín hiệu tích cực.