Rất nhiều người đã giật mình khi Ánh Viên được tôn vinh. Nhưng, khi nhìn bảng thành tích của Ánh Viên trong năm 2012 thì giới chuyên môn thừa nhận rằng, cô chính là niềm hy vọng lớn nhất của thể thao Việt Nam khi bước ra đấu trường châu lục và thế giới. Sau 2 tấm
Thế nên, dù đang phải căng mình để lo đủ kinh phí tập huấn, thi đấu của hơn 1.000 vận động viên trong năm 2013, ngành thể thao vẫn quyết định, giành một cơ chế đặc biệt cho Ánh Viên. Vận động viên này đã được đầu tư hơn 2 tỷ đồng để sang Mỹ tập huấn dài ngày. Mục tiêu của ngành thể thao không có gì khác là giúp Ánh Viên có sự thăng tiến về chuyên môn để giành
Tại nước Mỹ, Ánh Viên sẽ được hướng dẫn bởi 3 HLV người bản địa. Ánh Viên sẽ trải qua một đợt tập huấn với những đòi hỏi rất cao về chuyên môn cũng như dinh dưỡng. Và, để trợ giúp Ánh Viên, ngành thể thao đã cử HLV Đặng Anh Tuấn sang Mỹ cùng học trò. Ngoài việc hàng ngày lên giáo án, ông Tuấn còn có nhiệm vụ như một người cha đối với cô con gái đang bước vào tuổi mới lớn. Từ đưa đón, giặt giũ quần áo, đến cơm nước đều do một tay HLV này đảm nhiệm. Thế mới có chuyện, hàng ngày, sau khi chở học trò đến trung tâm huấn luyện, giao giáo án cho thầy ngoại, lập tức, ông Tuấn phải lái xe ra chợ mua thức ăn về nấu cơm. Kết thúc buổi tập, HLV này đến đón học trò về ăn và hành trình như vậy lại tiếp tục ở buổi chiều.
Là đàn ông, nhưng vì học trò, vì giấc mơ SEA Games lịch sử của bơi lội Việt Nam, ông Tuấn sẵn sàng làm bảo mẫu. Chưa hết, chế độ dinh dưỡng của Ánh Viên phải tuân thủ yêu cầu nghiêm ngặt của các bác sỹ tại Mỹ nên mỗi lần đi chợ là một lần ông Tuấn phải cân nhắc. Rất may là ông Tuấn có người thân ở Mỹ nên có thể mượn xe ô tô để chở học trò cũng như nhận được nhiều trợ giúp trong việc thực hiện nhiệm vụ làm "bảo mẫu". HLV này tâm sự rằng: "Ánh Viên là của hiếm của thể thao Việt Nam. Việc ngành thể thao đầu tư có trọng điểm cho vận động viên này là đúng. Dù có vất vả, phải làm những việc xưa nay chưa từng động đến, nhưng vì vàng SEA Games, vì học trò, tôi sẵn sàng thay đổi mình".