Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chi tiết gợi ý đáp án đề thi Ngữ văn lớp 10 tại Hà Nội

Trần oanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Ngay sau khi gần 89.000 thí sinh hoàn thành môn thi Ngữ văn thời gian 120 phút, trưa 17/7, các giáo viên tổ Ngữ văn – Hệ thống giáo dục HOCMAI đã có gợi ý đáp án đề thi. Phần I

Câu 1:

Bài thơ ra đời vào năm 1976 – một năm sau khi đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành. Viễn Phương ra miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ in trong tập “Như mây mùa xuân”.

Câu 2:

- Hình ảnh thực: “mặt trời đi qua trên lăng”.

- Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ”.

- Tác dụng:

+ Gợi những liên tưởng và suy ngẫm sâu xa.

+ Nhấn mạnh tầm vóc và công lao to lớn, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc.

+ Thể hiện sự yêu quý, kính trọng, biết ơn của tác giả dành cho Bác.

Câu 3:

1. Về hình thức

- Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu.

- Hình thức lập luận: diễn dịch.

- Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: có sử dụng phép nối và câu chứa thành phần biệt lập tình thái (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập).

2. Về nội dung

a. Xác định vấn đề cần nghị luận

Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả thể hiện ở khổ thơ thứ 3 của bài Viếng lăng Bác.

b. Triển khai vấn đề

* Niềm xúc động của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác:

- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh vừa làm vợi bớt đau thương vừa gợi hình ảnh Bác thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu.

- Hình ảnh “vầng trăng” dịu hiền gợi liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác vừa gợi đến những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Bác.

* Những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ về sự cao cả, vĩ đại của Bác:

- Trời xanh” là hình ảnh ẩn dụ gợi suy ngẫm về sự cao cả, vĩ đại, bất tử của Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước.

- Cấu trúc đối lập “vẫn biết … mà sao” và câu cảm thán diễn tả nỗi đau vô hạn của của tác giả khi đứng trước di hài của Người.

Câu 4:

Một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về Bác Hồ: “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) hay “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà) hoặc “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng).

Phần II

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự.

Câu 2:

Câu nói: “Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa họ trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...” thể hiện vị danh tướng là một người:

- Biết giữ đúng “đạo học trò”, biết tôn trọng và đề cao vai trò của người thầy.

- Là một người biết sống ân nghĩa, luôn ghi nhớ và biết ơn công lao dạy dỗ của thầy.

- Là một người khiêm tốn, có nhân cách cao đẹp, dù ở địa vị cao vẫn luôn tôn trọng thầy, coi trọng mối quan hệ, tình nghĩa thầy trò hơn quan hệ xã hội./.