Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chiêm bái tượng Đức Phật Thích Ca tinh xảo nổi tiếng thế giới tại Tây Thiên

Hoa Ngân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -  Sáng 15/3 tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, trong khuôn khổ Pháp Hội Dược Sư - Hoàng Tài Bảo Thiên , “Lễ Gia trì khai quang điểm nhãn Đại Tượng Phật” sẽ do bậc Thầy Phật giáo - Ngài H.E Drukpa Thuksey Rinpoche trực tiếp cử hành.

Được biết, Ni sư trụ trì Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên đã trực tiếp hướng dẫn nghệ nhân Việt Nam chế tác Tôn tượng theo phong cách điêu khắc dòng họ Thích Ca – truyền thống nghệ thuật điêu khắc với độ tỉ mỉ tinh xảo nổi tiếng thế giới, được tôn vinh từ xa xưa đến nay tại Nepal.

Đại Tượng Phật Thích Ca kết ấn chuyển Pháp luân an vị trong khuôn viên Vườn Phật - Đại Bảo tháp Tây Thiên.
Đại Tượng Phật Thích Ca kết ấn chuyển Pháp luân an vị trong khuôn viên Vườn Phật - Đại Bảo tháp Tây Thiên.

Tôn tượng Đức Phật Chuyển Pháp luân có tổng chiều cao thân tượng và tòa đài sen Liên Hoa Hóa Phật là 7 mét, được điêu khắc bằng đá trắng nguyên khối với thời gian tạc tượng trong hơn hai năm.

Đại Tượng Phật Thích Ca kết ấn chuyển Pháp luân được chế tác theo nghệ thuật điêu khắc truyền thống Newari dòng họ Thích Ca
Đại Tượng Phật Thích Ca kết ấn chuyển Pháp luân được chế tác theo nghệ thuật điêu khắc truyền thống Newari dòng họ Thích Ca

Trên thân Tôn tượng khắc chạm toàn bộ công hạnh cuộc đời Đức Phật (bao gồm giáng Đâu suất tướng, đản sinh 7 bước sen nở, xuất gia, chiến thắng ngũ ma, thành đạo, chuyển pháp luân ... đến Niết bàn tướng), với đôi bàn tay Phật kết ấn Chuyển pháp luân, từng đường nét tinh tế mang tới cho tôn tượng đá một phong cách và thần thái rất riêng biệt.

Tôn tượng Đức Văn Thù tại khuôn viên Bảo tháp Mandala Tây Thiên
Tôn tượng Đức Văn Thù tại khuôn viên Bảo tháp Mandala Tây Thiên

Trong khuôn viên Khu danh thắng Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, tôn tượng Đức Phật Thích Ca kết ấn Chuyển Pháp luân được an vị tại Vườn Đại Phật Lịch sử -  được kiến lập Xuân Giáp Thìn 2024 để tri ân ba lần chuyến bánh xe Giáo pháp lợi ích hữu tình của Đức Phật.

Nghi thức cung rước Hải hội Dược sư trong Pháp hội
Nghi thức cung rước Hải hội Dược sư trong Pháp hội

Kinh điển chép rằng, sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đã ngồi im lặng cho đến khi có chư Thiên xuống thỉnh Ngài chuyển bánh xe Pháp – Chuyển Pháp luân, tuyên thuyết, hoằng truyền giáo pháp về chân lý vũ trụ và con đường đạt đến giác ngộ.

Chiêm bái, đỉnh lễ tôn tượng quý này giúp Phật tử và khách hành hương tích lũy công đức tương ứng với lễ các công hạnh cuộc đời cũng như các thánh tích của Đức Phật.

Sáng 8/3, Phật tử cung đón Đức H.E Thuksey Rinoche - Truyền thừa Drukpa tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Sáng 8/3, Phật tử cung đón Đức H.E Thuksey Rinoche - Truyền thừa Drukpa tại sân bay Nội Bài, Hà Nội.
 

Ngài Drukpa Thuksey Rinpoche cử hành Đại Pháp hội Cầu an Dược Sư Hoàng Tài Bảo Thiên tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên

Được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong chuyến hoằng pháp tại Việt Nam lần này, ngài H.E Drukpa Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa (Ấn Độ) sẽ dành ba ngày (15-17/3/2024) trong lịch trình để viếng thăm và cử hành Pháp hội Cầu an Dược Sư Hoàng Tài Bảo Thiên tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc).

Trong Pháp Hội này, nhiều hoạt động văn hóa, nghi lễ tâm linh theo truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa sẽ được ngài Drukpa Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn Truyền thừa cử hành như: Đại lễ Cầu an, ban gia trì may mắn cát tường cho năm mới Giáp Thìn, lễ Quán đỉnh (nghi lễ hướng dẫn và cho phép thực hành pháp tu Phật Bản tôn) Tám Đức Phật Dược Sư (bộ Phật chủ về chữa lành, khiển trừ chướng ngại và viên mãn tâm nguyện), Quan Âm Ngũ Bộ Tài Bảo Thiên (bộ Phật chủ về tăng trưởng tình yêu thương, lòng bi mẫn và tài bảo thịnh vượng), Đại đàn cầu siêu độ chư hương linh (cầu nguyện gia trì cho đời sống bình an, âm siêu dương thái và lợi ích giải thoát cho các hương linh).

Các điểm nhấn văn hóa và tâm linh quan trọng trong Pháp hội: 

* Lễ an vị Bảo tháp Cổ mật Ushnisha Vijaya (Phật Đỉnh Tôn Thắng Phật Mẫu) thuộc truyền thống dòng họ Đức Phật Thích Ca trên đỉnh Đại Bảo tháp Tôn Thắng Phật Mẫu Trường Thọ; Gia trì an vị Tám Như Lai Bảo Tháp nêu biểu các công hạnh cuộc đời Đức Phật Thích Ca; Gia trì khai quang tháp Đại Hồng chung Quan Âm Đại Bi Thập Nhất Diện (sáng 15/5). Đây là các công trình tâm linh linh thiêng mới được kiến lập trong khuôn viên Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên.

* Lễ Gia trì khai quang điểm nhãn Tôn tượng Đức Phật tại Vườn Đại Phật Lịch Sử (sáng 15/3) Thuộc cụm vườn Tam Chuyển Pháp Luân đang hình thành trong khuôn viên Đại Bảo Tháp. Nơi đây an vị Tôn tượng Đức Phật kết ấn Chuyển Pháp luân bằng đá trắng nguyên khối với tổng chiều cao thân tượng và tòa đài sen Liên Hoa Hóa Phật là 7m vừa được hoàn thành sau hơn hai năm công phu tạc tượng.

Trên thân Tôn tượng khắc chạm toàn bộ cuộc đời Đức Phật, bao gồm các tướng thị hiện từ nhập mẫu thai, đản sinh, thành đạo của Đức Phật, với đường nét tinh tế theo họa tiết truyền thống điêu khắc dòng họ Thích Ca Nepal. Chiêm bái, đỉnh lễ tôn tượng quý này giúp tích lũy công đức tương ứng với lễ toàn bộ công hạnh cuộc đời cũng như các thánh tích của Đức Phật!

* Lễ gia trì cầu nguyện khai mở Đại Mandala Bát Liên Đàn Quan Âm Tài Bảo Thiên - Ngọc Đá Quý (sáng 16/3) với đường kính 9m, được an vị hướng Đông Nam của Đại Bảo Tháp (phương của Đức Phật Bảo Sinh, chủ về Tăng ích). Pháp Bảo mới được kiến lập này được tin có năng lực gia trì “Kiến tức giải thoát” (Giải thoát qua chiêm ngưỡng) giúp viên mãn các tâm nguyện sở cầu về trường thọ, tài bảo, thịnh vượng và tích lũy công đức không thể nghĩ bàn cho Phật tử và du khách hành hương có phúc duyên chiêm bái. 

* Chương trình vi nhiễu Tam Bộ Nhất Bái cùng các Phật tử thành viên CLB Tuổi trẻ Thăng Long YDA (7 giờ 30 sáng 16/3): Đây là phương pháp yoga đỉnh lễ giúp khai thông toàn bộ hệ thống kinh mạch, rèn luyện thân tâm được khỏe mạnh, cân bằng, trưởng dưỡng lòng chí thành tín tâm và tích lũy vô lượng công đức trong thực hành Phật pháp...

Được biết trước đó vào chiều ngày 8/3, ngài H.E Drukpa Thuksey Rinpoche và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa đã viếng thăm và có buổi Pháp thoại ấm tình đạo vị cùng Thượng tọa Thích Đức Thiện tại chùa Phật tích (Bắc Ninh). Đây cũng là hoạt động mở đầu trong lịch trình giảng Pháp của Ngài tại Việt Nam.