Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đỉnh cao chống ngoại xâm của dân tộc

Theo TTXVN
Chia sẻ Zalo

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi, được ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

 Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Geneva (7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ ba nước Đông Dương, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ kéo dài 9 năm (1945-1954). (Ảnh: TTXVN)
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu cho các chiến sỹ lập nhiều chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp chung vui cùng các chiến sỹ trong lễ mừng chiến thắng, tổ chức tại Sở chỉ huy ở Mường Phăng. (Ảnh: TTXVN)
 Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ được áp giải về hậu phương. (Ảnh: TTXVN)
 Nhiều vũ khí, khí tài quân sự, trong đó có xe tăng của Mỹ bị ta phá hủy hoặc thu được tại mặt trận Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Tướng 1 sao De Castries, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và các sỹ quan cao cấp người Pháp ra đầu hàng quân đội Việt Nam, chiều 7/5/1954. (Ảnh: TTXVN)
 Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến-Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
 Lính Pháp ở Điện Biên Phủ lũ lượt ra hàng, chiều 7/5/1954. (Ảnh: TTXVN)
 Sáng 22/4/1954, các đơn vị xung kích tấn công sân bay Mường Thanh và đến chiều cùng ngày đã làm chủ sân bay này. (Ảnh: TTXVN)
 Một đơn vị súng máy yểm hộ cho lực lượng xung kích tiến đánh khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Một đơn vị súng DKZ yểm hộ lực lượng xung kích tiến đánh khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Bộ đội ta tấn công các vị trí xung yếu của địch trên đồi A1, ngày 6/5/1954. (Ảnh: TTXVN)
 Các đơn vị xung kích tấn công, tiêu diệt địch trên đồi A1 - cứ điểm quan trọng nhất của toàn bộ khu phòng ngự phía Đông, tấm lá chắn cuối cùng bảo vệ khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến thắng của quân ta trên đồi A1 đã trở thành một trong những chiến công huyền thoại đi vào lịch sử vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 6/5/1954, ta mở cuộc tổng công kích vào Điện Biên Phủ. Khối bộc phá với 964kg thuốc nổ vào lúc 20 giờ 30 phút đã phá tan các lô cốt và hầm ngầm cố thủ của địch trên đồi A1 - vị trí quan trọng ở Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Tù binh Pháp bị quân ta bắt trong đợt tấn công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)

 Các đơn vị xung kích của ta dưới sự chỉ huy của Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị tấn công sân bay Mường Thanh, ngày 22/4/1954. (Ảnh: TTXVN)
 Các đơn vị xung kích của ta tấn công sân bay Mường Thanh, ngày 22/4/1954. (Ảnh: TTXVN)
 Giao thông hào của quân ta cắt đôi sân bay Mường Thanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến sĩ xung kích tiêu diệt địch. (Ảnh: TTXVN)
 Trong đợt hai của chiến dịch (bắt đầu từ ngày 31/3/1954), Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã sáng tạo ra chiến thuật bao vây đánh lấn, tiêu diệt hai vị trí địch 106 và 206 bảo vệ phía tây sân bay Mường Thanh. Trong ảnh: Cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra tại cứ điểm 206. (Ảnh: TTXVN)
 Bộ chỉ huy chiến dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. (Ảnh: Triệu Đại/TTXVN)
 Bộ chỉ huy chiến dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. (Ảnh: TTXVN)
 Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã bắn rơi và phá hủy 177 máy bay các loại của địch, trong đó có 62 chiếc bị lực lượng phòng không bắn rơi. Ảnh: TTXVN
 Máy bay B26 của Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ bị lực lượng pháo phòng không 37mm của quân ta bắn rơi. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 31/3/1954, quân ta mở đợt tấn công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nhiệm vụ tập trung vào dãy cao điểm phía Đông, khu sân bay Mường Thanh. Trong ảnh: Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trên khu vực đồi C. (Ảnh: TTXVN)
 Chiều 13/3/1954, hàng chục khẩu pháo của ta đồng loạt nhả đạn lên các vị trí của Pháp trên đồi Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, toàn bộ Trung tâm đề kháng Him Lam, một trong những cụm cứ điểm mạnh nhất của Pháp nằm ở phía Đông Bắc của tập đoàn cứ điểm bị ta tiêu diệt hoàn toàn. (Ảnh: TTXVN)
 Tuy còn non trẻ, nhưng lực lượng pháo binh đã góp phần vô cùng quan trọng vào chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của pháo binh Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
 Các chiến sỹ xung kích lợi dụng địa hình, địa vật tiến sát các vị trí của địch trên đồi Him Lam và tiêu diệt địch ở cứ điểm này ngay trong ngày 13/3/1945 - ngày mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Đại đội trưởng đại đội chủ công của Đại đoàn 312 nhận cờ Quyết Thắng trước khi đánh cứ điểm Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 13/3/1954. (Ảnh: TTXVN)
 17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Với kế hoạch đánh chắc, tiến chắc, quân ta kéo pháo lên núi cao, đưa vào hầm và chĩa thẳng pháo xuống trận địa kẻ thù để tấn công, nâng cao được uy lực, mức chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất. (Ảnh: TTXVN)
 Bộ đội hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Bộ đội cùng đồng bào các dân tộc Tây Bắc xẻ núi, làm đường vào trận địa. (Ảnh: TTXVN)
 Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 14/1/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Chỉ huy chiến dịch bàn phương án tác chiến cho chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)
 Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. (Ảnh: TTXVN)
 Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến-Quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. (Ảnh: Tư liệu/ TTXVN)
 Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7/5/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
 Trong đợt hai của chiến dịch (bắt đầu từ ngày 31/3/1954), Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã sáng tạo ra chiến thuật bao vây, đánh lấn, tiêu diệt hai vị trí địch 106 và 206 bảo vệ phía tây sân bay Mường Thanh. Trong ảnh: Quân địch sống sót tại điểm cao 206 giơ tay xin hàng sau khi cứ điểm này bị quân ta tiêu diệt, ngày 22/4/1954. (Ảnh: TTXVN)