Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiến thắng lịch sử trên cầu Rạch Chiếc Bàn đạp tiến vào giải phóng Sài Gòn

Kinhtedothi - Trận chiến tại cầu Rạch Chiếc được xem là một trong những trận đánh ác liệt cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh, tạo bàn đạp cho cánh Đông quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Trận đánh oai hùng

Ngày 12/3/1974, Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra quyết định thành lập Lữ đoàn Đặc công biệt động 316, để chuẩn bị cho những trận đánh cuối cùng giải phóng miền Nam. Lữ đoàn có trên 2.000 cán bộ, chiến sĩ có nhiệm vụ đánh chiếm, giữ vững các mục tiêu trong nội thành Sài Gòn, Biên Hòa, Vũng Tàu. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi thành lập, Lữ đoàn 316 đã lập nhiều chiến công vang dội, trong đó có trận đánh chiếm, bảo vệ cầu Rạch Chiếc để đón đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.

Đại tá, AHLLVTND Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang)

Theo Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316, Lữ đoàn được giao nhiệm vụ đánh chiếm, bảo vệ những cây cầu huyết mạch xung quanh TP để mở đường cho các cánh quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, trong đó có cầu Rạch Chiếc. Chiếm giữ được cây cầu này sẽ tạo thuận lợi cho ta mở cửa áp sát trung tâm đầu não của địch; đồng thời chọc thủng khu vực phòng thủ vòng ngoài của chúng. Đây là một trong những trận đánh sớm nhất và ác liệu nhất ở Sài Gòn. Sau khi Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, ngay trong đêm 26/4, Lữ đoàn 316 nhận lệnh tấn công chiếm giữ cầu Rạch Chiếc. Sau khi lực lượng đặc công chiếm giữ cầu, hàng chục khẩu pháo của địch từ Nhơn Trạch, Sóng Thần, Liên trường Thủ Đức bắn cấp tập vào trận địa; trực thăng quần đảo bắn phá. Ngày 28 và 29/4, đối phương phản kích dữ dội, cuộc chiến đấu hết sức ác liệt, có thời điểm lực lượng đặc công phải tạm lui về tuyến sau.

Ông Nguyễn Văn Thuật (Hai Thuật) quê Hà Nội, nay đã 83 tuổi, là người trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 81 - mũi đánh chiếm phía Nam cầu Rạch Chiếc, nhớ lại: “Ngày 21/4/1975, chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc thắng lợi, thị xã Long Khánh được giải phóng. Sau thất bại đó, địch địch bố trí phòng thủ rất chặt chẽ, nghiêm ngặt cầu Rạch Chiếc, chủ trương nếu quân giải phóng vượt qua được cầu Đồng Nai sẽ cho đánh sập cầu Rạch Chiếc để không thể tiến thẳng vào Sài Gòn. Nắm rõ âm mưu của địch, sau hai ngày trinh sát nắm bắt tình hình, suốt từ đêm 27 đến trưa 30/4/1975, ông Hai Thuật đã chỉ huy trực tiếp 115 chiến sĩ Tiểu đoàn 81 và phối hợp với Z22, Z23 Lữ đoàn 316 chiến đấu ngoan cường với lực lượng địch đông gấp nhiều lần. Cuối cùng bộ đội ta đã chiếm giữ, bảo vệ an toàn cây cầu, để đến 10 giờ sáng 30/4/1975 đón những chiếc xe tăng của Lữ đoàn 203 (Quân đoàn 2) dẫn đầu tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Từ vùng đất đầm lầy đến khu vực phát triển kinh tế sôi động

Vùng đất của cầu Rạch Chiếc 50 năm sau trận đánh oai hùng đó đã đổi thay đáng kể. Cây cầu Rạch Chiếc trước kia đã được thay bằng một cây cầu bê tông hiện đại, gồm ba nhánh riêng biệt với 10 làn xe, đóng vai trò quan trọng trên tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và miền Trung. Ngay bên cạnh cầu là tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, với tổng mức đầu tư lên tới hơn 43.700 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Thuật (Hai Thuật)

Trước kia, khu vực hai bên cầu Rạch Chiếc chủ yếu là vùng đất đầm lầy, thì nay nơi này đã mang diện mạo mới văn minh, hiện đại. Ngay gần chân cầu là khu dân cư Bắc Rạch Chiếc với nhiều tòa nhà khang trang, là ICD Phước Long - nơi luôn tấp nập xe container ra vào để xuất nhập hàng hóa... Phía Nam của cầu Rạch Chiếc hiện nay thuộc phường An Phú, TP Thủ Đức. Bên cạnh tấm bia nhỏ đặt từ năm 2006 để tưởng niệm 52 chiến sĩ đặc công biệt động đã hy sinh trong trận chiến lịch sử, còn có một khu công viên - bia tưởng niệm mới được xây dựng trên diện tích 12.000m2. Ở đó có bến thả hoa đăng ven sông Rạch Chiếc để thế hệ hôm nay tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong trận chiến oanh liệt năm xưa...

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Hào quang Tam Chúc” - Lễ hội ánh sáng giữa miền non nước linh thiêng

“Hào quang Tam Chúc” - Lễ hội ánh sáng giữa miền non nước linh thiêng

19 May, 08:22 PM

Kinhtedothi - Nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh Hà Nam năm 2025 và sự kiện cung rước, tôn trí Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Tam Chúc, tối 20/5, chương trình nghệ thuật “Hào quang Tam Chúc” sẽ diễn ra tại quảng trường Nhà Thủy Đình, khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam). 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ