Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiến thắng Phước Long Cột mốc mở đường cho đại thắng mùa Xuân 1975

Kinhtedothi - Ngày 30/4/1975 đánh dấu chiến thắng hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trước thời khắc thiêng liêng ấy, chiến thắng Phước Long đã trở thành dấu mốc mang tính bước ngoặt, mở ra cục diện mới, đưa đến quyết định chiến lược táo bạo: giải phóng miền Nam bằng sức mạnh quân sự.

Tỉnh Phước Long (nay thuộc tỉnh Bình Phước) là địa bàn chiến lược trọng yếu trong chiến tranh chống Mỹ, án ngữ hành lang Đông Nam Bộ, là cửa ngõ nối miền Đông với Tây Nguyên và Campuchia. Tháng 12/1974, Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư quyết định mở chiến dịch tiến công vào thị xã Phước Long với mục tiêu quan trọng: đánh giá phản ứng của Mỹ và khả năng của chính quyền Sài Gòn khi mất một tỉnh lỵ. Đây là tính toán của Bộ Chính trị khi nhận thấy cục diện chiến tranh đã có sự chuyển biến nhanh theo hướng ngày càng có lợi cho cách mạng, sau khi Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết.

Một góc thị xã Phước Long sau 50 năm giải phóng.

Để chuẩn bị cho chiến dịch Phước Long, T.Ư Cục và Quân ủy Miền giao nhiệm vụ cho quân và dân Phước Long diệt gọn chi khu “Bù Đốp lưu vong”, quân chủ lực phối hợp lực lượng địa phương tiêu diệt chi khu quân sự Đức Phong và yếu khu Bù Na nhằm chia cắt và cô lập Phước Long với các khu vực xung quanh, sau đó phối hợp với quân chủ lực tiến công giải phóng Phước Long.

Từ ngày 13 - 17/12/1974, ta tiêu diệt hoàn toàn chi khu “Bù Đốp lưu vong”, chi khu Đức Phong và yếu khu Bù Na, làm chủ tình hình cung đường 14 dài 80km, thu gần 6.500 đạn pháo 105mm, diệt và buộc rút hơn 50 đồn bốt, giải phóng vùng Đông Nam Phước Long rộng lớn với hơn 14.000 dân, phá tan tuyến phòng thủ phía Nam Phước Long của địch.

Từ ngày 23 - 31/12/1974, quân ta tiến công tiêu diệt chi khu Bù Đốp, Đồng Xoài, chi khu quân sự Phước Bình, Phước Lộc, Bà Rá, đưa lực lượng áp sát, cô lập hoàn toàn thị xã Phước Long. Rạng sáng 31/12/1974, ta nổ súng tiến công chi khu quân sự Phước Bình, cùng lúc bộ đội địa phương tiến công Phước Lộc.

Từ ngày 2 – 6/1/1975, ta tiến công rồi làm chủ thị xã Phước Long. Đây là tỉnh lỵ đầu tiên ở miền Nam được giải phóng kể từ sau Hiệp định Paris 1973. Chiến thắng Phước Long đã gây chấn động mạnh mẽ trong nội bộ chính quyền Sài Gòn và giới hoạch định chính sách Mỹ, đồng thời tạo ra hiệu ứng chính trị - quân sự lớn trên toàn chiến trường.

Về phía ta, Phước Long là phép thử chiến lược đã thành công. Quan trọng hơn cả, Phước Long chứng minh một điều cốt tử: Mỹ sẽ không can thiệp trở lại bằng quân sự để cứu vãn chính quyền Sài Gòn. Chính từ nhận định đó, Bộ Chính trị quyết định chuyển hướng chiến lược từ “đánh lâu dài” sang “giải phóng từng phần, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam”. Thắng lợi tại Buôn Ma Thuột tháng 3/1975 mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân lịch sử. Chỉ sau chưa đầy 4 tháng từ Phước Long, quân giải phóng đã tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chiến thắng Phước Long vì thế không chỉ là khúc dạo đầu của bản hùng ca 1975, mà còn là minh chứng hùng hồn cho bản lĩnh lãnh đạo của Đảng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và lòng yêu nước sắt son của quân – dân miền Nam anh hùng.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân ở tuổi 26

Bài cuối: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân ở tuổi 26

01 May, 08:55 AM

Kinhtedothi - Bằng sự mưu trí của mình, ông cùng đồng đội tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên địch, cứu sống hàng nghìn dân thường, thu hàng chục tấn vũ khí, đạn dược. Năm 1985, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND). 

Hà Nội phát huy “sức mạnh công tác dân vận” trong triển khai dự án trọng điểm

Hà Nội phát huy “sức mạnh công tác dân vận” trong triển khai dự án trọng điểm

01 May, 07:15 AM

Kinhtedothi - Hiện nay, TP Hà Nội đang triển khai đồng loạt nhiều dự án trọng điểm, trong đó có Dự án xây dựng cầu Tứ Liên. Xác định công tác tuyên truyền, vận động là giải pháp tạo sự đồng thuận trong GPMB các dự án trọng điểm, Hà Nội đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để bảo đảm tiến độ, chất lượng…

Công nhân Việt Nam: sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam: sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới

01 May, 05:45 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/5 hằng năm được chọn là ngày Quốc tế Lao động, ngày hội của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, với nhiều mục tiêu được đặt ra, các cấp, ngành, địa phương đang tiếp tục phát triển giai cấp công nhân, đẩy mạnh đào tạo nghề, hỗ trợ người lao động nâng cao tay nghề, trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để theo kịp xu thế phát triển của đất nước.

Chuyện 12 hố bom quanh nhà nữ tướng huyền thoại

Chuyện 12 hố bom quanh nhà nữ tướng huyền thoại

01 May, 05:09 AM

Kinhtedothi - Quanh nhà nữ tướng Nguyễn Thị Định là những tàn tích chiến tranh gắn liền với những câu chuyện đau lòng, có hố bom đến nay vẫn chưa lành miệng. Những ụ đất bom tạt lên mái nhà không vùi lấp người con gái Bến Tre, ngược lại đã thành bệ đứng để bà vươn lên thành nữ anh hùng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ