Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiến tranh tiền tệ đang tiếp diễn

Kinhtedothi - Tuy nhiên, cuộc chiến sẽ khốc liệt hơn vì Mỹ có trăm phương ngàn kế chống lại âm mưu của Trung Quốc. Mỹ có quyền bác bỏ quyết định tham gia của đồng Nhân dân tệ (NDT) trong “rổ tiền” SDR vì Mỹ giữ 17% phiếu bầu.
Đồng NDT mới chỉ đóng góp 1,4% trong thanh toán toàn cầu, trong khi tỷ lệ này của đồng USD là 60,7%.
Bài 3: Nhân dân tệ phá giá - liệu có “vác đá ghè chân mình”? 
NDT vẫn chưa thể tự do chuyển đổi. Mỹ lôi kéo 187 nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phản đối. Nếu các nước dân chủ liên minh lại, nếu châu Âu trở thành lá chắn cho đồng USD, huy động lực lượng để làm thất bại chiến lược tiền tệ của Bắc Kinh, thì cuộc xung đột do Trung Nam Hải khởi động mới có thể ngừng tăng tốc. Trên quan điểm này, các hội nghị đã được IMF lên lịch vào tháng 10/2015 là một thời điểm quyết định (Antoine Brunet - Le Figaro 31/7/2015).
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Vì vậy, xét trong bối cảnh thế giới và tiềm lực Trung Quốc hiện nay, có lẽ nước này chưa thể hạ bệ hoàn toàn đồng USD mà nhắm tới tăng cường sức mạnh cho đồng NDT, đồng thời hạn chế sự phụ thuộc vào USD. Đó chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc hạ giá đồng NDT hiện nay.

Tuy nhiên, tình hình bây giờ đã thay đổi. Chiến lược tái cân bằng của Obama đòi hỏi tái công nghiệp hóa đất nước, nâng giá đồng USD để hướng dòng chảy tư bản về Mỹ. Cục Dự trữ liên bang (Fed) đã cắt gói QE và chuẩn bị tăng lãi suất. Trong hoàn cảnh đó, quyết định có tính áp đặt hạ giá đồng tiền của mình là đi ngược với những nỗ lực nêu trên, có thể lại là hành động “vác đá ghè chân mình” của Bắc Kinh.

Động thái phá giá đồng NDT này được xem là nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng đang chậm lại. Tuy nhiên, quyết định trên khiến các nhà đầu tư lo ngại về "sức khỏe" của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những phản ứng chính sách trước động thái mới của Bắc Kinh là các nước Đông Á và Đông Nam Á phải điều chỉnh biên độ giảm giá tương ứng với Trung Quốc, đẩy cuộc chiến tranh tiền tệ vào vòng xoáy mới. Về mặt ngắn hạn, sức ép đang tăng lên đối với các nền kinh tế mới nổi tại châu Á, đặc biệt là những nước đang nhập siêu từ Trung Quốc. Điều này tạo thêm lợi thế cho Mỹ trong cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra.

Theo các nhà phân tích Santitarn Sathirathai và Michael Wan ở Credit Suisse, Thái Lan, Malaysia, Hongkong và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) có thể nằm trong số những nền kinh tế dễ bị tác động nhất, bởi vừa phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, vừa cạnh tranh với Trung Quốc ở các thị trường xuất khẩu khác.

Ví dụ được đưa ra là tình trạng Thái Lan để mất thị phần sản phẩm ổ cứng trước Trung Quốc trong những năm gần đây có thể diễn ra nhanh hơn nếu xu hướng xuống giá của đồng NDT tiếp tục. Trong khi đó, quốc gia Đông Nam Á này cũng chịu rủi ro bởi phụ thuộc vào lượng du khách Trung Quốc.

Một ví dụ dễ thấy là trong ngành thép, các nhà sản xuất Hàn Quốc và Nhật Bản đang chịu tác động từ việc đồng NDT xuống giá. Với nhu cầu trong nước yếu do nền kinh tế giảm tốc, các nhà sản xuất thép Trung Quốc tập trung vào tăng xuất khẩu. Theo ông Tatsuro Kanno thuộc Công ty Kobe Steel (Nhật Bản), đồng NDT yếu có thể khiến các nhà máy thép của "xứ hoa Anh đào" chật vật chống đỡ.

Đồng tiền yếu hơn nhìn chung có lợi cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc bởi khiến hàng hóa của họ rẻ hơn với người tiêu dùng nước ngoài. Nhưng có những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa. Theo các chuyên gia phân tích, đợt điều chỉnh giảm giá đồng NDT vừa qua không đủ lớn để giải quyết được vấn đề nhu cầu thấp trên toàn cầu và chi phí ở Trung Quốc tăng khiến lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn.

Thêm vào đó, ảnh hưởng về lâu dài của việc đồng NDT yếu có thể bị vô hiệu do các nước châu Á mà với nhiều nước trong số này, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, sẽ phá giá đồng tiền để duy trì khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu cho thấy sự manh nha của một "cuộc chiến tiền tệ" như vậy.

Đối với Việt Nam, chuyên gia kinh tế Vũ Thanh Phong cho rằng, việc điều chỉnh đồng NDT gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước do Việt Nam vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc. Việc đồng NDT yếu hơn đồng nghĩa với việc nhập siêu sẽ nghiêm trọng hơn. Trong khi TS Lê Đăng Doanh cho rằng, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc sẽ đắt hơn 4%, và làn sóng hàng giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam.

Về phía Mỹ, người ta cho rằng, kẻ đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh tiền tệ này đang ở thế chủ động và hưởng lợi. Chính Tổng thống Obama đã ủng hộ sự đảo chiều này để giải quyết thách thức thất nghiệp: “Hơn một nửa giới chủ sản xuất biết họ chủ động đưa việc làm trở lại Mỹ từ Trung Quốc. Hãy cho thêm một lý do để thực hiện điều đó”.

Trong khi số công ty Mỹ thực hiện chính sách đảo chiều còn tương đối thấp, khoảng 100, xu thế chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ đang nổi lên. Một số công ty “đã đảo chiều” gồm General Electric, Caterpillar, Google và Lenovo. Đó chính là kết quả bước đầu của chính sách tái cân bằng nhằm giành lại thị trường Đông Nam Á và giữ quyền lãnh đạo của Mỹ trên thế giới. Có thể nói, với chiến lược tái cân bằng, chính quyền Mỹ đã giành lại thế chủ động trong chiến tranh tiền tệ với Trung Quốc. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ