Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quỹ Phụ huynh:

Chớ chi quá tay!

Kinhtedothi - Chỉ vài ngày nữa, năm học 2022- 2023 sẽ kết thúc. Thời điểm hiện tại, phụ huynh, giáo viên, học sinh đang bận rộn với nhiều sự kiện cuối năm như họp phụ huynh, tổng kết, liên hoan, lễ trưởng thành, chia tay…

Đối nghịch với niềm háo hức hay những cảm xúc bâng khuâng của học trò là nỗi lòng khó nói của phụ huynh khi các khoản thu của Ban đại diện cha mẹ học sinh chưa đến hồi kết.

Nếu trước đây, các khoản tiền phải đóng góp của Ban phụ huynh thường rộ lên vào dịp đầu năm học thì nay, không chỉ đầu năm, giữa năm hay cuối năm, các khoản thu liên miên của Ban phụ huynh vẫn đều đều được thông báo lên nhóm phụ huynh làm nhiều cha mẹ giật mình thon thót.

Nhìn vào những dòng thông tin tài khoản kèm số tiền phải nộp, nhiều phụ huynh rất xót ruột và kêu than “Sao lắm khoản thế”! Nhưng rồi, ai cũng lặng lẽ chuyển khoản trước khi bị nhắc tên vì họ không muốn tên con mình bị động đến.

Và như trở thành nếp, với các trường công lập, phụ huynh giờ không chỉ lo học phí mà lo nhiều hơn là các khoản phụ phí, bao gồm quỹ Ban phụ huynh. Do mục đích chi quỹ đều vì lớp, vì các con nên với tâm lý cho con “bằng bạn bằng bè”, nên gần như lớp nào cũng 100% phụ huynh đóng góp quỹ đầy đủ.

Với các trường tư thục, học phí và phụ phí đều cao và quỹ Ban phụ huynh cũng tỷ lệ thuận. Nếu gia đình nào có con là học sinh cuối cấp, các khoản phí cuối năm càng đội thêm nhiều lần bởi nào tiền chụp ảnh kỷ yếu, in ảnh, liên hoan ở lớp, gala tổng kết khối…

"Phú quý sinh lễ nghĩa", các bàn tiệc liên hoan của học sinh không còn đặt tại nhà hàng bình dân mà nhiều lớp liên hệ với nhà hàng sang trọng, thậm chí tại khách sạn 4 - 5 sao; riêng phần phí dịch vụ, âm thanh, ánh sáng, MC đi kèm đã lên đến tiền triệu/mỗi học sinh chưa nói tiền suất ăn.

Ngay cả việc, có lớp tổ chức cho học sinh đi xem phim cuối năm, tiền quỹ phụ huynh đã hết nên Ban phụ huynh lại hô hào mỗi cha mẹ đóng 100.000 - 200.000 đồng để mua bỏng ngô, nước uống cho các con khi vào rạp; đi dã ngoại cũng may áo đồng phục trong khi đồng phục trường đã có…

Với tinh thần "hết đến đâu lại hô hào đóng đến đấy" của một số Ban phụ huynh khiến các phụ huynh trong lớp bị động, méo mặt chạy theo và chỉ mong mau chóng kết thúc năm học, sớm nghỉ Hè ở nhà, khỏi lo phải đóng quỹ.

Rồi sau 3 tháng nghỉ Hè là lại năm học mới. Năm học 2023 - 2024, Hà Nội sẽ dừng gói hỗ trợ 50% học phí đối với học sinh phổ thông. Bên cạnh gánh nặng học phí, phụ huynh lo lắng hơn khi tiền quỹ Ban phụ huynh của lớp ngày càng nhiều với các khoản phát sinh không tên.

Từ thực tế đó, không ít phụ huynh nêu ý kiến cho rằng, dù đã có Điều lệ về hoạt động và kinh phí của Ban phụ huynh nhưng ngành GD&ĐT cần cụ thể hóa và có quy định chi tiết mức trần quỹ phụ huynh, đồng thời yêu cầu Ban phụ huynh các lớp, các khối, các trường thực hiện đúng, tránh việc quỹ nọ đẻ quỹ kia.

Dẫu các khoản đóng góp đều là tự nguyện và có báo cáo chi tiêu nhưng các thành viên Ban phụ huynh ngoài tinh thần nhiệt tình, tâm huyết với lớp thì cần nghĩ rộng hơn, đặt mình vào vị trí của người khác; đặc biệt nên tham mưu các phụ huynh trong lớp, thống nhất quan điểm chi tiêu tiết kiệm, không lãng phí, tránh vung tay để các khoản thu quỹ phụ huynh là cố định theo thông báo từ đầu năm học, hạn chế tiền phát sinh.

Đừng để Quỹ phụ huynh là nỗi "đắng lòng" xuyên suốt từ đầu đến cuối năm học với mỗi phụ huynh!

Có nên giao bài tập Tết cho học sinh?

Có nên giao bài tập Tết cho học sinh?

Học sinh cuối cấp giảm gánh nặng thi cử bằng cách đặt mục tiêu

Học sinh cuối cấp giảm gánh nặng thi cử bằng cách đặt mục tiêu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

12 May, 04:44 PM

Kinhtedothi – Giáo dục quyền con người không chỉ là một môn học mà là một quá trình thấm nhuần các giá trị nhân văn, dân chủ vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân. Việc đầu tư vào giáo dục quyền con người trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là một đầu tư chiến lược cho tương lai của đất nước.

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS

12 May, 01:36 PM

Kinhtedothi – Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị bỏ bằng tốt nghiệp THCS, giao hiệu trưởng xác nhận học bạ việc hoàn thành chương trình thay vì trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện cấp bằng như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ