Chợ cóc, đuổi chỗ này họp chỗ khác

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý chợ trong đó...

Kinhtedothi - Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý chợ trong đó gắn với nội dung giải tỏa các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn TP, sáng 13/7, Đoàn công tác liên ngành gồm Sở Công Thương, Sở GTVT, Công an TP Hà Nội, Sở Xây dựng, Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra công tác giải tỏa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

Nhiều chợ cóc vẫn ngang nhiên hoạt động

Qua kiểm tra, hiện vẫn còn các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè lòng đường, gây mất an ninh trật tự, ATTP, VSMT, ATGT. Đáng chú ý như các tụ điểm chợ Cầu đá đường Trần Cung (quận Bắc Từ Liêm), chợ ngã tư Đại Cồ Việt - Lê Duẩn, chợ Chính Kinh, chợ đầu cầu Mai Lĩnh (quận Hà Đông), chợ Chợ Đình (quận Nam Từ Liêm), chợ tại khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính…
Đoàn liên ngành trao đổi với lãnh đạo phường Đồng Mai, quận Hà Đông về tồn tại chợ cóc đầu cầu Mai Lĩnh.            Ảnh: Khắc Kiên
Đoàn liên ngành trao đổi với lãnh đạo phường Đồng Mai, quận Hà Đông về tồn tại chợ cóc đầu cầu Mai Lĩnh. Ảnh: Khắc Kiên
Theo báo cáo của Sở Công Thương, từ đầu năm đến nay, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP đã tích cực phối hợp với các sở, ngành chức năng giải tỏa được 89 điểm, còn tồn tại 72 điểm chợ cóc, chợ tạm. Riêng trong năm 2014, UBND các quận, huyện, thị xã đã triển khai giải tỏa 150 tụ điểm chợ cóc,
Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện phải giải tỏa được các tụ điểm chợ cóc trên địa bàn và báo cáo kết quả trước ngày 30/7. Những chợ cũ tồn tại đã lâu, giải tỏa khó khăn thì các địa phương cần có phương án rõ ràng. Còn những chợ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường sẽ kiên quyết giải tỏa xong trước thời điểm nêu trên.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội
tuy nhiên do công tác kiểm soát, quản lý sau giải tỏa tại một số địa bàn chưa được thực hiện thường xuyên nên đã xuất hiện nhiều tụ điểm chợ cóc mới phát sinh hoặc tái họp, gây mất ATGT, VSMT, ảnh hưởng đến công tác giữ gìn trật tự và văn minh đô thị.

Tại điểm kiểm tra chợ cóc ngã tư Đại Cồ Việt - Lê Duẩn, ông Trần Quốc Tiến (nhà ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa) chia sẻ: “Nhờ chợ cóc ở đây được giải tỏa nên nhiều ngày nay cổng Công viên Thống Nhất rất sạch đẹp, thoáng mát. Trước đây, khi chợ này hoạt động trông rất mất mỹ quan công viên và gây cản trở giao thông. Tuy nhiên, dẹp được chợ cóc trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thì chợ lại họp sang ngay bên địa bàn quận Đống Đa. Vì vậy, rất mong lực lượng chức năng làm quyết liệt để TP sạch đẹp hơn”. Còn ông Nguyễn Phí (số 41, ngách 27 Phố Vọng) thường xuyên đi tập thể dục buổi sáng tại Công viên Thống Nhất cho biết, vì vỉa hè bị chiếm dụng nên nhiều hôm không có chỗ để đi, phải đi xuống lòng đường, rất nguy hiểm. Đề nghị các cấp sớm dẹp bỏ dứt điểm chợ cóc tại đây nhằm đảm bảo mỹ quan và an toàn cho người dân.

Trong khi đó, chị Liên (thường trú tại thị trấn Xuân Mai) kinh doanh tôm, cua tại chợ cóc trên đường Đỗ Xuân Hợp cho rằng, dù nhiều lần bị lực lượng chức năng phạt nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên vẫn phải đến đây buôn bán. Hơn nữa, cả khu dân cư xung quanh không có chợ nên tất cả người dân đều đến đây mua sắm.

Vào cuộc đồng bộ

Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Công Thương cùng các sở, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản đề nghị Ban chỉ đạo (BCĐ) 197 các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện quản lý các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm, các quận, huyện, thị xã cũng đã tích cực vào cuộc triển khai chỉ đạo của UBND TP. Và để thực hiện tốt rất cần sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các cấp, các ngành, nhất là chính quyền địa phương. Kinh nghiệm lần đi kiểm tra này cho thấy, địa phương nào quan tâm, các lực lượng cùng ra quân thì chợ cóc, chợ tạm được giải tỏa. “Các chợ cóc, chợ tạm tồn tại gây mất mỹ quan đô thị, an ninh trật tự, VSMT..., ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư trên địa bàn, nhưng do thói quen của người tiêu dùng tiện đâu mua đó nên chợ cóc mới có cơ hội tồn tại” - bà Lan nói, đồng thời cho biết, để giải quyết triệt để chợ cóc, chợ tạm đề nghị chính quyền địa phương, BCĐ 197 địa phương vào cuộc quyết liệt, đồng bộ. Bên cạnh đó, UBND các cấp cần rà soát quỹ đất, tìm địa điểm hợp lý để bố trí chợ đáp ứng nhu cầu dân sinh; xem xét việc quản lý thu phí trong chợ cho phù hợp, nhằm khuyến khích bà con tiểu thương vào kinh doanh trong chợ.

Ông Phạm Thanh Tùng - đại diện Sở GTVT nhấn mạnh, khi nào lực lượng chức năng đồng bộ ra quân, nhất là sự vào cuộc của chính quyền địa phương thì chợ cóc, chợ tạm được dẹp bỏ như chợ Chính Kinh, song đó vẫn chưa mang tính bền vững. Bởi, thực tế kiểm tra cho thấy, ở các điểm giáp ranh, khi quận, huyện này dẹp bỏ thì chợ cóc lại được tụ sang quận, huyện bên cạnh như chợ cóc tại nút Đại Cồ Việt - Lê Duẩn. Do đó, các quận, huyện trên địa bàn TP, các phường, xã trong cùng một quận cần phối hợp tốt hơn nữa trong công tác giải tỏa mới tránh được tình trạng “đuổi chỗ này, họp chỗ khác”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần