Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chống IUU, Quảng Ngãi “mạnh tay” xử lý tàu cá vi phạm

Kinhtedothi- Quảng Ngãi đang ráo riết thực hiện đợt cao điểm 180 ngày để kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

9 thuyền trưởng ở xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi) vừa bị ông Trà Thanh Danh- Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản với tổng số tiền 225 triệu đồng.

Cơ quan chức năng làm việc với những trường hợp không duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình.

Trước đó, qua công tác kiểm tra, giám sát, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Sa Kỳ, Bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng Ngãi phát hiện 9 tàu cá này đi khai thác ở vùng biển Hoàng Sa nhưng không duy trì thiết bị giám sát hành trình hoạt động.

Kết quả điều tra cho thấy, quá trình khai thác hải sản, thiết bị giám sát hành trình của các tàu cá bị xảy ra sự cố mất kết nối với cơ quan chức năng trên 10 ngày, tuy nhiên thuyền trưởng không đưa tàu về bến để khắc phục mà tiếp tục đánh bắt cho đến khi kết thúc phiên biển.

Hồ sơ xử lý tàu cá vi phạm.

Căn cứ vào hồ sơ vi phạm, UBND TP Quảng Ngãi quyết định xử phạt vi phạm hành chính mỗi thuyền trưởng 25 triệu đồng về hành vi không duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hành nghề trên biển đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m.

Hình thức phạt bổ sung được áp dụng là tước quyền sử dụng chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá đối với các thuyền trưởng vi phạm trong thời gian 4,5 tháng.

Tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và vào tháng 6 sắp tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành thanh tra tình trạng khai thác IUU lần thứ 4. Việc xử phạt tàu cá vi phạm là một trong những động thái kiên quyết của tỉnh này trong nỗ lực thực hiện các khuyến nghị của EC.

BĐBP giám sát chặt chẽ quy trình người, phương tiện tàu cá ra vào khu vực biên giới biển.

Những ngày qua, BĐBP tỉnh Quảng Ngãi triển khai Đoàn công tác trực tiếp giám sát quy trình kiểm soát, đăng ký, kiểm chứng con người, tàu cá ra vào khu vực biên giới biển tại 10 trạm kiểm soát biên phòng. 

Trung tá Lâm Văn Viễn- Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sa Kỳ (TP Quảng Ngãi) cho hay, đơn vị đã bố trí 2 lực lượng kiểm tra, kiểm soát tại trạm. Tàu cá khi đi hành nghề phải vào trạm làm thủ tục, các phương tiện không đảm bảo giấy tờ, đơn vị kiên quyết yêu cầu chủ tàu quay trở về.

"Nếu phương tiện không đủ điều kiện nhưng cố tình vượt trạm để đi hành nghề thì có lực lượng bố trí ở cửa sông ngăn chặn và yêu cầu quay lại"- Trung tá Viễn cho hay.

Quảng Ngãi có hơn 4.500 tàu cá.

Quảng Ngãi hiện có hơn 4.500 tàu cá, khoảng 38.000 ngư dân; trong đó, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên hoạt động vùng khơi gần 3.300 chiếc. Đến nay tỉnh đã hoàn thành 100% việc cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia. Việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt hơn 77%, tỷ lệ đánh dấu tàu cá đạt 97%, tỷ lệ tàu cá lắp đặt thiết bị VMS đạt hơn 98%.

Ông Hồ Trọng Phương-Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: "Thời gian qua, các cấp ngành, địa phương tập trung tuyên truyền, yêu cầu ngư dân tuân thủ các quy định trong khai thác thủy sản. Song việc đăng ký, đăng kiểm, đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị VMS chưa đạt 100%".

Thiết bị giám sát hành trình là công cụ để cơ quan chức năng kiểm soát được hoạt động của tàu cá.

Theo ông Phương, ở giai đoạn nước rút để chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của EC lần thứ 4, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường hơn nữa công tác phối hợp cùng các ngành, địa phương trong kiểm tra, xử lý đối với các hành vi khai thác IUU.

Đồng thời, tập trung tháo gỡ tồn tại, vướng mắc, nỗ lực cao nhất trong thực hiện, bảo đảm 12 đầu việc chống khai thác IUU quy định tại Quyết định số 81/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành 100%.

Ông Trần Phước Hiền- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, gần đây, các biện pháp chống IUU của tỉnh có sự thay đổi so với trước. Cụ thể là đi vào trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các địa phương thường diễn ra vấn đề vi phạm, có nguy cơ cao. Quảng Ngãi xác định, tàu nào có nguy cơ cao thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, tăng cường công tác tuyên truyền, từ chính quyền đến các lực lượng đoàn thể.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ