Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chống khạc nhổ nơi công cộng: Cuộc chiến bất phân thắng bại ở Ấn Độ

Hoa Ngân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đầu năm nay, Raja và Priti Narasimhan đã bắt đầu một chuyến đi xuyên Ấn Độ với một thông điệp: ngừng khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

Cặp đôi này mang theo một chiếc loa và phát ra thông điệp từ bên trong ô tô có dán khẩu hiệu chống khạc nhổ.
Nếu từng tới Ấn Độ, bạn sẽ hiểu điều cặp đôi này phản đối không phải điều dễ dàng. Việc khạc nhổ bừa bãi xuất hiện nhanh nhản. Nói một cách đơn giản và thậm chí hơi thô thiển, đôi khi những vệt bẩn do khạc nhổ trên đường phố có đỏ do nhai trầu hay vết tích tàn thuốc lá, “trang trí” cho những bức tường hay cả dinh thự hùng vĩ.
 Khạc nhổ bừa bãi là thói quen xấu phổ biến ở Ấn Độ. Ảnh: BBC
Do đó, gia đình Narasimhans đã quyết đi xuyên đất nước và  du lịch khắp đất nước, nhằm mục đích bảo vệ đường phố và các tòa nhà cũng như cây cầu của họ khỏi hành vi vô văn hóa này. Không chỉ thế, cặp đôi này còn tổ chức các hội thảo, chiến dịch trực tuyến và trực tiếp, với nỗ lực làm sạch với các thành phố. Phần lớn người dân thể hiện sự thờ ơ đến đáng giận đối với những nỗ lực tuyên truyền của họ.
Cuộc chiến chống lại thói khạc nhổ trên đường phố của Ấn Độ thường nửa vời. Thành phố Mumbai nỗ lực hết sức thông qua hệ thống tình nguyện viên bị coi là “phiền phức”. Họ khuyên bảo thậm chí cảnh cáo người dân về hành vi khạc nhổ, xả rác hoặc tiểu tiện nơi công cộng. Tuy nhiên trong đó hành vi khạc nhổ lâu nay phần lớn bị bỏ qua.
Ông Narasimhan nhớ lại, một người từng hỏi ông: "Vấn đề của bạn là gì? Đó có phải là tài sản của cha ông không?"
Đại dịch có khiến Ấn Độ thay đổi?

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 quét qua Ấn Độ đã khến điều này thay đổi.“Nỗi sợ hãi về đại dịch đã khiến họ phải suy nghĩ”.
Các quan chức bắt tay vào hành động, phạt hành động khạc nhổ với mức phạt cao hơn và thậm chí là ngồi tù, tất cả đều theo Đạo luật Quản lý Thảm họa. Thậm chí, Thủ tướng Narendra Modi còn khuyến cáo đồng hương không được khạc nhổ ở nơi công cộng - điều mà "chúng tôi luôn biết là sai".
Nhiều người thậm chí phải xin lỗi vì hành động này.
Điều này trái ngược hẳn với năm 2016, khi bộ trưởng y tế nước này trả lời câu hỏi về nạn khạc nhổ, với quốc hội: "Thưa ông, Ấn Độ là một quốc gia khạc nhổ. Chúng ta khạc nhổ khi buồn chán; khi chúng ta mệt mỏi; khi tức giận. Chúng ta khạc nhổ ở bất cứ đâu và ở khắp mọi nơi và mọi lúc. "
Nguyên nhân sâu xa
Narasimhan cho biết lý do cho thói quen này nhằm xả cơn tức giận, "giết thời gian" hoặc đơn giản là vì họ có thể - "họ cảm thấy họ có quyền nhổ nước bọt", anh nói.
Theo nhà sử học Mukul Kesavan, việc này cũng bắt nguồn từ "nỗi ám ảnh của người Ấn Độ về ô nhiễm và cách loại bỏ nó". Một số nhà sử học tin rằng nỗi ám ảnh này có thể bắt nguồn từ quan niệm của người Hindu và các tầng lớp thượng lưu về việc duy trì sự trong sạch của cơ thể bằng cách xả bất cứ thứ gì bẩn ra bên ngoài nhà.
Ấn Độ hiện có một số trở ngại trong việc giải quyết vấn đề này. Các bang chưa từng thực sự nỗ lực chấm dứt thói xấu trên. Mặt khác, việc khạc nhổ vẫn được xã hội chấp nhận - như thói quen nhai thuốc lá hoặc cảnh các vận động viên thể thao khạc nhổ vẫn xuất hiện trên sóng truyền hình hay các cảnh quay trên Bollywood.
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng chỉ trừng phạt mọi người mà không cố gắng hiểu lý do tại sao họ khạc nhổ, sẽ không thể chiến thắng trong cuộc chiến chống lại thói quen này. Raja và Priti Narasimhan không nản lòng trong trận chiến của mình. Họ nói rằng hầu hết mọi người vẫn không biết rằng nó có thể góp phần vào sự lây lan của Covid-19 - và đó là điều mà ít nhất họ có thể thay đổi một chút.
"Nếu có lãng phí thời gian cũng không sao, chúng tôi sẽ cố gắng," Narasimhan nói. "Nếu chúng tôi có thể tạo ra sự thay đổi dù chỉ ở 2% người dân, thì cũng đã tạo ra sự khác biệt.