Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chống quảng cáo sai sự thật: siết chặt kỷ cương, bảo vệ người tiêu dùng

Kinhtedothi - Hành vi quảng cáo sai sự thật, đặc biệt liên quan đến các sản phẩm sức khỏe như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc giảm cân, đang bị cơ quan chức năng tại Việt Nam siết chặt quản lý. Đồng thời thúc đẩy việc sửa đổi, bổ sung khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh.

Ảnh minh họa.

Trách nhiệm pháp lý khi quảng cáo sai sự thật

Trong bối cảnh hoạt động bán hàng và quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội phát triển mạnh, các cá nhân và tổ chức vi phạm có thể đối mặt với xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và sức ép từ dư luận. Những quy định pháp luật hiện hành và những biện pháp xử lý được nêu rõ trong các trường hợp vi phạm, như đã được thảo luận gần đây.

Quảng cáo sai sự thật không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm suy giảm niềm tin vào thị trường, ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi 2018) quy định rõ, việc cung cấp thông tin không đúng về giá trị, công dụng sản phẩm là hành vi vi phạm pháp luật. Theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cá nhân quảng cáo sai hoặc gây nhầm lẫn về khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thể bị phạt từ 60-80 triệu đồng, trong khi tổ chức phải chịu mức phạt 120-160 triệu đồng.

Nếu hành vi vi phạm tái diễn sau khi bị xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 197 Bộ luật Hình sự về tội Quảng cáo gian dối, với mức phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc cấm hành nghề từ 1-5 năm.

Trong trường hợp quảng cáo liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, người vi phạm có thể bị xử lý theo Điều 193 Bộ luật Hình sự, với mức phạt tù từ 2-5 năm, hoặc lên tới 20 năm, thậm chí tù chung thân nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Pháp nhân thương mại vi phạm có thể bị phạt đến 18 tỷ đồng, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh trong một số lĩnh vực.

Người tiêu dùng chịu thiệt hại từ quảng cáo sai sự thật được khuyến khích lưu giữ thông tin sản phẩm, nội dung quảng cáo, đặc biệt là các đoạn livestream bán hàng, để làm căn cứ khiếu nại hoặc khởi kiện.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) người mua có quyền yêu cầu đổi trả, hoàn tiền nếu sản phẩm không đúng như quảng cáo. Nếu không được giải quyết, họ có thể trình báo cơ quan quản lý thị trường, hội bảo vệ người tiêu dùng, hoặc khởi kiện dân sự để đòi bồi thường thiệt hại, ngay cả khi vụ việc chưa đủ yếu tố cấu thành tội hình sự.

Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo bằng chế tài

Ngày 23/5/2025, Bộ VHTT&DL đã triển khai chỉ đạo của Chính phủ, tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Bộ yêu cầu các cơ quan liên quan đề xuất bổ sung chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao ý thức trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức tham gia quảng cáo và kinh doanh trực tuyến.

Ngoài ra, Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành Quyết định số 1545/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Hội nghị phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo.

Hội nghị nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến pháp luật về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành, các cơ quan, đơn vị, hiệp hội, tổ chức, cá nhân… chịu sự tác động trực tiếp của Luật; nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật về lĩnh vực quảng cáo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường trật tự, kỷ cương, phòng ngừa vi phạm pháp luật.

Đồng thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quảng cáo; đổi mới, đảm bảo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo có trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép các nguồn lực phù hợp với thực tế của địa phương và các đối tượng áp dụng.

Việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để đánh giá khách quan tính khả thi, toàn diện, thực tiễn của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quảng cáo. Qua đó, hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành…

Các trường hợp vi phạm gần đây như: sản phẩm mỹ phẩm bị thu hồi, tiêu hủy hay yêu cầu kiểm nghiệm sản phẩm giảm cân cho thấy, cơ quan chức năng đang quyết liệt kiểm tra, xử lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm hàng giả, quảng cáo sai sự thật

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm hàng giả, quảng cáo sai sự thật

Đại biểu Quốc hội: cần có chế tài xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật 

Đại biểu Quốc hội: cần có chế tài xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thống nhất 4 khâu đột phá cho Cần Thơ sau hợp nhất 3 địa phương

Thống nhất 4 khâu đột phá cho Cần Thơ sau hợp nhất 3 địa phương

29 May, 06:38 AM

Kinhtedothi - Chiều 28/5, Thường trực UBND TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị trực tuyến để thảo luận các mục tiêu, chỉ tiêu và khâu đột phá nhiệm kỳ 2025 - 2030 để đưa vào Báo cáo Chính trị phục vụ Ðại hội đại biểu Ðảng bộ TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Những tờ báo làm nên lịch sử Hà Nội

Những tờ báo làm nên lịch sử Hà Nội

29 May, 05:08 AM

Kinhtedothi - Giữa lòng địch, từng tờ báo được in bằng tay, viết bằng máu lửa và phát bằng cả mạng sống. Từ đó, một nền báo chí cách mạng ra đời, trưởng thành và tiếp nối cho đến hôm nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ