Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ động các phương án ứng phó

KTĐT - Những năm qua, nhiều địa phương trên cả nước bước đầu đã chuyển từ bị động đối phó sang chủ động phòng ngừa với thiên tai. Mặc dù vậy, công tác phòng chống lụt bão (PCLB) vẫn còn nhiều hạn chế và thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm còn rất lớn, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân.
Thiệt hại lớn
 
Từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều địa phương như Lào Cai, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thanh Hóa... đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Trong đó, tại Lào Cai, rạng sáng ngày 11/5 đã xảy ra mưa to, lốc xoáy, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn các huyện Bảo Yên và Bắc Hà làm 4 người chết và mất tích, nhiều diện tích hoa màu, nhà cửa bị hư hỏng, tổng thiệt hại 46,1 tỷ đồng.
 
Tại tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 9 - 10/5, lốc xoáy và mưa lớn xảy ra tại các huyện Như Xuân, Quan Hóa đã làm hơn 70 ngôi nhà bị sập, tốc mái và gần 400ha cây trồng bị hư hại... tổng thiệt hại gần 2 tỷ đồng.
 
 
 

Thi công công trình Trạm bơm Hồng Vân, huyện Thường Tín.  Ảnh: Quang Thiện
 
 
Theo Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, mặc dù đầu tư của Nhà nước cho cả hai nhóm giải pháp công trình và phi công trình để ứng phó với thiên tai tăng lên rất nhiều, song 5 năm qua, thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra lại có xu hướng tăng.
 
Cụ thể, tổng giá trị thiệt hại về tài sản thời kỳ 2008 - 2012 ước tính 73.996 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với 5 năm trước. "Tỷ lệ thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra chiếm tới 1,48% GDP. Như vậy, mục tiêu giảm thiệt hại thấp nhất về tài sản của 5 năm đầu thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai là chưa đạt" - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Trưởng Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư cho biết.
 
Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng nhận định, việc lồng ghép các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dân cư, xây dựng hạ tầng với quy hoạch PCLB hiện nay chưa chặt chẽ, thiếu tính kết nối. Trong khi đó, công tác quản lý tàu thuyền, ngư dân trên biển còn nhiều bất cập, thông tin chưa vững chắc, chất lượng tàu, thuyền chưa bảo đảm, nhiều tàu không có phao, áo cứu sinh... dẫn tới những thiệt hại đáng tiếc về người và của.

Đồng bộ hóa các giải pháp
 
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, năm 2013,  số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông khoảng 11 - 13 cơn, cao hơn so với trung bình nhiều năm. Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết, mùa mưa bão 2013, ở Bắc Bộ có khả năng đến sớm hơn bình thường. Tổng lượng mưa các tháng nửa đầu mùa (từ tháng 5 - 7/2013) cao hơn so với trung bình nhiều năm.
 
Hơn nữa, ngay từ đầu năm 2013, bão đã xuất hiện sớm ở phía Nam biển Đông nên dự báo tình hình mùa mưa bão năm nay sẽ diễn biến khá phức tạp.Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, các địa phương cần chủ động rà soát, sắp xếp lại các chương trình, dự án PCLB theo hướng ưu tiên cho những hạng mục cấp bách nhất, có ý nghĩa thiết thực.
 
Trong đó ưu tiên số một là hoàn thành các dự án di dời dân ở những khu vực thường xuyên phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra. Cùng với đó, rà soát, đánh giá lại thực trạng trang thiết bị PCLB, đảm bảo ứng phó kịp thời với thiên tai.Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, chính quyền địa phương các cấp cần phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nữa ngư dân và tàu cá hoạt động trên biển, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
 
Ông Phát cũng đề nghị Chính phủ cần có chính sách phân bổ cho mỗi huyện thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nền bởi thiên tai ít nhất một chỉ tiêu biên chế chuyên trách công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Bởi hiện nay ở cấp huyện và cấp cơ sở, những người làm công tác này đều là cán bộ kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn nghiệp vụ nên hiệu quả công tác chưa cao.

 
 
Năm 2012 thiên tai đã làm 666 người chết, mất tích và bị thương; 6.292 nhà bị đổ, sập, trôi; 101.756 nhà bị ngập, tốc mái; 408.383ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại...

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ