Kinhtedothi - Theo ông Joachim Nagel, Chủ tịch ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank. Đức hiện đang mắc kẹt trong giai đoạn kinh tế suy yếu, và việc giảm lãi suất cần được thực hiện một cách từ từ để đảm bảo các áp lực lạm phát được loại bỏ hoàn toàn.
Bundesbank là một trong những tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ảnh: Daniel
Nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro đã tụt lại phía sau so với các nước khác trong những năm gần đây. Triển vọng hiện vẫn rất ảm đạm khi nhu cầu xuất khẩu yếu, ngành công nghiệp rơi vào suy thoái. Trong khi người tiêu dùng đã trở nên thận trọng, chọn tiết kiệm thay vì chi tiêu.
"Đức đã mắc kẹt trong một giai đoạn kinh tế suy yếu kéo dài hai năm rưỡi," ông Nagel phát biểu. "Sự trì trệ này có khả năng tiếp tục trong quý cuối năm nay," ông nói thêm, cho rằng điều này sẽ khiến Đức tiếp tục tụt hậu so với các quốc gia khác trong khu vực.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế yếu có thể làm giảm áp lực lên giá cả, ông Nagel cũng cảnh báo rằng việc giảm lãi suất quá nhanh có thể mang lại rủi ro.
Ông nhấn mạnh rằng cơ chế tăng lương có thể tiếp tục tăng nhanh, lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao, và các chính sách thương mại từ chính quyền mới ở Mỹ có thể làm tăng chi phí hàng hóa.
"Điều quan trọng là phải thận trọng và nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, không quá nhanh," ông Nagel nói.
Dẫu vậy, ông cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB đang ngày càng tự tin rằng sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào năm tới.
ECB đã giảm lãi suất ba lần trong năm nay, và dự kiến sẽ giảm một lần nữa vào ngày 12/12 tới đây. Tuy nhiên, thị trường vẫn thiếu chắc chắn về mức giảm: 40% nhà đầu tư tin rằng ECB có thể giảm 50 điểm cơ bản thay vì mức giảm thông thường là 25 điểm, do nền kinh tế suy yếu.
Hiện tại, lãi suất tiền gửi của ngân hàng Trung ương là 3,25% và được dự báo sẽ giảm xuống còn 1,75% vào cuối năm sau.
Kinhtedothi - Lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảm thấy "thoải mái" khi có được một quỹ đạo lãi suất riêng biệt với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ngay cả khi điều đó có nguy cơ khiến đồng euro suy yếu hơn và gây ra lạm phát.
Kinhtedothi - Căng thẳng Israel-Iran cũng như xung đột Nga-Ukraine sẽ tác động lớn đến chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu trong thời gian tới.
Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo, nước này sẽ nỗ lực thiết lập một “khuôn khổ đối tác chiến lược cùng có lợi” mới với Mỹ thông qua các cuộc đàm phán song phương về thương mại.
Kinhtedothi - Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi tăng cường hợp tác phòng không với Mỹ.
Kinhtedothi - Ukraine đang đối mặt nguy cơ phòng không sụp đổ khi Mỹ tạm hoãn viện trợ vũ khí. Các hệ thống tên lửa Patriot, đạn pháo và tên lửa phòng không đang dần cạn kiệt, khiến thủ đô Kiev trở nên mong manh trước làn sóng không kích từ Nga.
Kinhtedothi - Hãng hàng không giá rẻ AirAsia đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Airbus để mua 50 máy bay thân hẹp tầm xa A321XLR, kèm quyền chuyển đổi thêm 20 chiếc. Thương vụ diễn ra trong bối cảnh tập đoàn mẹ Capital A đang gần hoàn tất quá trình tái cấu trúc.
Kinhtedothi - Lễ tang của Diogo Jota và em trai sẽ diễn ra sáng thứ Bảy tại quê nhà Gondomar, Bồ Đào Nha, giữa không khí tiếc thương sâu sắc từ người hâm mộ và cộng đồng địa phương.