Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chưa mừng đã vội âu lo

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Gần 3 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công, việc GDP quý II của khu vực đồng Euro (Eurozone) tăng 0,3% và chính thức thoát khỏi đợt suy thoái dài nhất trong lịch sử đã trở thành động lực giúp kinh tế thế giới lấy lại đà hồi phục sau cú sốc tài chính năm 2008.

Động lực tăng trưởng  từ Đức, Pháp

6 quý liên tiếp chìm trong suy thoái của Eurozone đã chấm dứt nhờ hầu hết các nước thành viên đều ghi nhận sự tăng trưởng trong quý II. Ngay cả quốc gia thuộc “vùng trũng” Nam Âu nghèo khó như Estonia, Slovakia cũng tăng trưởng nhẹ. Hy Lạp – nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng nợ công cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực đầu tiên khi GDP quý II của nước này chỉ giảm 4,6%, thấp hơn tốc độ suy giảm 5,6% trong quý I.

 
Đà phục hồi mạnh của kinh tế Đức đã kéo khu vực Eurozone ra khỏi suy thoái trong quý II.      Ảnh: AFP
Đà phục hồi mạnh của kinh tế Đức đã kéo khu vực Eurozone ra khỏi suy thoái trong quý II. Ảnh: AFP
Đặc biệt, nhờ sự tăng tốc của hai nền kinh tế đầu tàu khu vực là Đức và Pháp đã giúp lục địa già lấy lại động lực tăng trưởng. GDP quý II của Đức tăng 0,7% so với quý trước và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2012, trong khi đó, kinh tế Pháp cũng tăng tưởng 0,5%, mạnh nhất kể từ năm 2011 và chính thức thoát khỏi suy thoái sâu. Triển vọng kinh tế của Eurozone được cải thiện đáng kể đã giúp củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào sự phục hồi của khu vực. Theo kết quả khảo sát vừa công bố của Bank of America Merrill Lynch, có tới 88% nhà đầu tư được hỏi bày tỏ sự tin tưởng vào sự phục hồi sức khỏe của nền kinh tế Eurozone trong vòng 12 tháng tới.

Còn nhiều nguy cơ

Dù niềm tin vào sự khởi sắc của một trong những thị trường hàng hóa, tài chính quan trọng bậc nhất thế giới đã tăng cao nhưng các chuyên gia cho rằng, chớ nên mừng sớm trước diễn biến trên. Quá trình lấy lại sự thịnh vượng của Eurozone vẫn đang phải đối mặt với thách thức khi kinh tế Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan suy giảm nhưng với tốc độ chậm hơn quý I, CH Séc tăng trưởng âm 1,4% sau khi tăng trưởng âm 1,7% quý trước đó và đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng chính trị khi chính phủ lâm thời vừa đệ đơn xin từ chức. Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kép trong hệ thống ngân hàng và các vấn đề tài khóa đang trở thành nguy cơ lớn nhất đe dọa những nỗ lực lấy lại đà phục hồi của Eurozone. Vì thế, để nền kinh tế của khu vực Eurozone nói riêng, lục địa già nói chung phục hồi một cách bền vững, các quốc gia thuộc định chế này cần nỗ lực hơn nữa để đối phó với tình trạng thất nghiệp vẫn cao, tín dụng giảm và chính phủ tiếp tục giảm chi tiêu để kiểm soát nợ công. Nếu không, việc Eurozone rơi vào cuộc khủng hoảng kép về tài chính và suy thoái chỉ con là vấn đề thời gian.