Theo đánh giá chung, chương trình SGK hiện hành có một bước tiến so với trước đó. Chương trình bám sát mục tiêu giáo dục cấp học, thể hiện đúng đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước; đảm bảo tính chính xác, khoa học, hiện đại. Nội dung của nhiều môn học nhìn chung phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của HS. Chương trình đã chú ý đến tính liên thông giữa các môn học, giữa các cấp học, thể hiện sự tích hợp nhiều phần môn trong một môn học. Nguyên tắc đồng tâm và tích hợp trên trục kiến thức, kỹ năng, thái độ được thể hiện tương đối rõ ràng, nhất là SGK THCS… SGK giáo dục phổ thông đã giúp việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trường phổ thông, giúp giáo viên bước đầu áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới và công nghệ thông tin, truyền thông vào quá trình dạy học.
Chương trình sách giáo khoa đã bám sát mục tiêu giáo dục nhưng chưa phù hợp với nhiều đối tượng, vùng miền. Ảnh: Duy Khánh
Xác định dạy cho ai?
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thực tế tại một số trường học ở Hà Nội cho thấy sự khác biệt nhất định. Thầy Trần Văn Khải, GV dạy Toán, trường THPT chuyên Amsterdam chia sẻ, chương trình SGK một số môn hiện còn khá nặng: "Theo tôi, chúng ta phải xác định dạy cho ai, thì mới biết dạy cái gì. Quốc hội phải có cuộc khảo sát để đưa ra một chuẩn mực, chứ hiện nay phần lớn kiến thức toán THPT, GV biết 0,7 mà phải dạy 1". Về vấn đề này, theo GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh: "Chúng ta hiện đang thiếu hẳn việc dạy kỹ năng sống mà thiên về văn hóa, không cân đối. Xã hội nhiều tệ nạn mới, phức tạp, nhưng nhà trường không giúp học sinh có sức đề kháng. Trong khi đó, chương trình SGK còn nặng tính hàn lâm, vì vậy cần có chính sách, chương trình giảm tải cho phù hợp".
Theo ông Phạm Văn Đại, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên