Trạm bơm Thạch Nham (huyện Thanh Oai) mới được hoàn thành, góp phần quan trọng chống ngập úng cho khu vực ngoại thành. Ảnh: Trọng Tùng |
Mưa 2 giờ… là ngập
Mới qua một vài trận mưa lớn đầu mùa nhưng một số khu vực nội đô của TP đã tái diễn tình trạng ngập úng. Theo ông, nguyên nhân do đâu?- Có ba nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngập úng tại khu vực nội đô mỗi khi mưa lớn. Trước hết là việc Hà Nội đang thiếu các hệ thống tiêu nước lớn ra sông Hồng, sông Đáy… Thứ nữa là hệ thống cống, rãnh thoát nước từ các khu dân cư ra sông Nhuệ, sông Tô Lịch… hiện bị tắc nghiêm trọng, một phần đến từ ý thức chưa cao của người dân trong quá trình xả rác thải. Và cuối cùng là mật độ xây dựng ở các khu đô thị quá lớn, những không gian chứa nước tạm thời như ao, hồ gần như không còn.Đánh giá mới đây cho thấy, khu vực nội đô của TP sẽ có ít nhất 15 điểm bị ngập úng khi phải hứng chịu lượng mưa từ 50 - 100mm trong vòng… 2 giờ đồng hồ.Không chỉ nội đô, một số địa phương khu vực ngoại thành trong mùa mưa bão năm 2017 cũng bị ngập sâu, thưa ông?- Tại khu vực ngoại thành, những vùng đất trũng, thấp ven sông, nhất là dọc tuyến sông Bùi, sông Tích hiện vẫn thường trực nỗi lo ngập úng khi có mưa. Tuy nhiên, lượng mưa phải cỡ 500 - 600mm giống như đợt mưa lớn hồi tháng 10/2017, mới có thể gây ngập úng các vùng có dân cư sinh sống. Những vùng sản xuất nông nghiệp tại các huyện: Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh,... cũng rất dễ bị tổn thương khi lượng mưa trên mức 300mm.Đáng lo ngại hơn là những năm gần đây, tại huyện Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thường xảy ra hiện tượng lũ rừng ngang với tần suất và mức độ ảnh hưởng ngày một nghiêm trọng. Trong khi, công tác dự báo để ứng phó tích cực với hình thái thiên tai cực đoan này vẫn còn là vấn đề rất đáng quan tâm.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ |
Khu vực ngoại thành là các trạm bơm Ngoại Độ (huyện Ứng Hòa), trạm bơm Đào Xá (huyện Phú Xuyên), trạm bơm Thạch Nham (huyện Thanh Oai),… Các công trình sau khi được đưa vào sử dụng đã và đang góp phần rất quan trọng trong nỗ lực tiêu thoát nước cho toàn TP.Hiện, Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa (giai đoạn 1) đang được gấp rút thi công. Dự kiến đến cuối năm 2018, có thể đưa vào vận hành 10 tổ máy với tổng công suất 12m3/s. Sau khi TP kêu gọi xã hội hóa đầu tư 3 trạm bơm gồm: Đông Mỹ (huyện Thanh Trì), Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm) và Yên Thái (huyện Hoài Đức) bằng hình thức BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao), đã có hai DN đồng ý tham gia. Cùng với Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa (giai đoạn 1), 3 công trình thoát nước quan trọng kể trên dự kiến cũng sẽ hoàn thành vào năm 2020.Tới khi đó, tình trạng ngập úng trên địa bàn TP Hà Nội sẽ như thế nào, thưa ông?- Cá nhân tôi cho rằng tình trạng ngập cục bộ tuy được cải thiện hơn song vẫn chưa hết lo ngay cả khi các dự án trên hoàn thành, đưa vào sử dụng. Công tác phòng, chống ngập úng của TP vẫn sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới.Bên cạnh công tác lâu dài là nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước phù hợp với mục tiêu phát triển, các sở, ban ngành, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không xả thải bừa bãi gây ách tắc dòng chảy và tập trung nạo vét lòng dẫn, hệ thống tiêu thoát nước trước mỗi mùa mưa bão. Đối với khu vực ngoại thành, một số vùng sản xuất nông nghiệp ven sông Bùi, sông Tích sẽ khó tránh được ngập úng khi mưa lớn, nhất là ảnh hưởng của lũ rừng ngang. Do đó, cần nghiên cứu giải pháp thích ứng và sống chung với thiên tai. Hiện, Sở NN&PTNT Hà Nội đang tích cực phối hợp với các địa phương rà soát, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại những khu vực dễ bị ngập úng nhằm giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra.Xin cảm ơn ông!