Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chưa thống nhất quan điểm

Kinhtedothi - Ngày 25/8, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về Dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi).
Trong đó, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau quanh vấn đề về vị trí, vai trò của Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) trong tố tụng dân sự.

Chỉ nên kiểm soát thủ tục

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, việc xác định vị trí của VKSND trong tố tụng dân sự cần căn cứ vào quy định của Hiến pháp năm 2013 là “VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” và của Luật tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân năm 2014 về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP Hồ Chí Minh) phát biểu ý kiến.  	Ảnh: TTXVN
Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP Hồ Chí Minh) phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
"Trong tố tụng dân sự, VKSND không thực hành quyền công tố, không khởi tố vụ việc dân sự, không chủ trì thực hiện bất kỳ một giai đoạn tố tụng nào mà chỉ kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự. VKSND là cơ quan kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên là người thực hiện nhiệm vụ kiểm sát. Quy định như vậy sẽ rõ ràng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tòa án Nhân dân, VKSND, bảo đảm cho VKSND thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình đã được Hiến pháp, Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân quy định" - ông Hiện cho biết.

ĐB Trần Du Lịch (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, Viện kiểm sát chỉ nên kiểm soát thủ tục. Nhà nước chỉ bảo đảm tuân theo đúng pháp luật chứ không nên làm thay quan hệ dân sự. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Anh Sơn - Ủy viên Ủy ban Quốc phòng - an ninh lại lưu ý, vai trò vị trí của Viện kiểm sát trước kia là có vai trò tiến hành tố tụng giờ chỉ còn quyền tham gia. Hay như việc tham gia góp ý vào hình thức nội dung, hiện giờ chỉ được phát biểu chung chung. "Phải chăng quy định như trước đây là vi hiến? Hay không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng dân sự? Lúc nói giữ Viện kiểm sát thì nói căn cứ vào Hiến pháp, nhưng lúc bỏ Viện kiểm sát cũng nói theo Hiến pháp. Vậy, luật của chúng ta rất là lạ. Quốc hội là cơ quan xây dựng pháp luật thì phải thống nhất với nhau. Cùng viện dẫn các khoản a, b, c mà 2 ý kiến lại trái ngược nhau. Chúng ta phải làm rõ nếu không đưa ra Quốc hội thì ĐBQH cũng bâng khuâng đứng giữa 2 dòng nước không biết chọn đường nào" - ĐB Sơn chỉ rõ.

Là cơ quan trông nom bảo vệ pháp luật

ĐB Vũ Xuân Trường (đoàn Nam Định) phân tích: Trong giải quyết án dân sự thì tự hòa giải chiếm 40%, Viện kiểm sát hay Tòa án không can thiệp được mà chỉ nhân danh Nhà nước công nhận hòa giải thành công mà thôi, và công nhận kết quả đó người ta bởi hai bên đã thống nhất và thỏa thuận với nhau. Song, còn 60% số vụ án dân sự phải mở phiên tòa. Khi đã mở phiên tòa thì phải tranh tụng, cho nên cần có sự tham gia của Viện kiểm sát. Trong khi đó, ĐB Bùi Trí Dũng (đoàn An Giang) cho rằng: "Vai trò của Viện kiểm sát là cần thiết, bởi không tranh luận thì không thấy rõ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân, mà đã có tranh tụng thì cần vai trò của Viện kiểm sát trong phiên tòa".

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Hữu Thể lý giải thêm: Thông qua giải quyết tranh chấp thì Tòa án như trọng tài phán xét trên cơ sở pháp luật. Tòa phán của anh A chứ không phải anh B thì Viện kiểm sát có vai trò bảo đảm cho sự tham gia theo đúng quy trình pháp luật, xem tòa phán có trên cơ sở pháp luật hay không?. Bởi tòa không thể lấy nhà của ông A và B đang tranh chấp mà giao cho ông C được. Nói nôm na là Viện kiểm sát là cơ quan trông nom bảo vệ pháp luật, đúng pháp luật có nghĩa là quyền lợi của người dân được đảm bảo. Và khi thấy Tòa sai thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị, nếu nhẹ thì yêu cầu, còn nếu không thì có quyền kháng nghị. Như vậy mới có hiệu lực công quyền chứ không vì ý kiến cá nhân ai cả.
Cũng trong ngày hôm qua, các ĐB Quốc hội cho ý kiến Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), hiện đang lấy ý kiến của Nhân dân. Trong đó những quy định liên quan đến quyền con người, bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được nhấn mạnh. Nhiều quan điểm cho rằng, Dự án Bộ Luật phải có những quy định để đảm bảo xét xử cho tốt. Mọi tội hình sự đều phải quy định vào luật này vì Luật liên quan đến quyền thiêng liêng của con người.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ