Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chưa tới thời điểm phù hợp đầu tư đường băng thứ 2 sân bay Long Thành

Kinhtedothi - Liên quan đến thủ tục đầu tư đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 sân bay Long Thành, Bộ GTVT vừa phản hồi đề xuất của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV).

Theo Bộ GTVT, Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25/6/2015, bao gồm một số nội dung chính như: mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, thời gian và lộ trình thực hiện.

Dự án được phân kỳ đầu tư làm 3 giai đoạn, trong đó quy mô đầu tư giai đoạn 1 “đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thàn và đưa vào khai thác”; giai đoạn 2 “tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở...”, trong đó theo hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt, phương án đầu tư thêm một đường cất hạ cánh này ở phía Nam của cảng.

Theo Bộ GTVT, việc đề xuất đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của ACV ngay trong giai đoạn này là không phù hợp về thời điểm, vị trí đầu tư theo quy mô phân kỳ đầu tư được Quốc hội quyết định tại chủ trương đầu tư của dự án.

"Nội dung đề xuất của ACV thuộc trường hợp thay đổi quy mô phân kỳ đầu tư đã được Quốc hội phê duyệt nên cần thực hiện thủ tục trình, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt điều chỉnh dự án thành phần 3 của quyết định số 1777/QĐ-TTg ngày 11/11/2019 để bổ sung hạng mục này" - lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh.

Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đang được xây dựng, dự kiến đưa vào khai thác năm 2026. Ảnh: Báo Giao thông 

Đối với đề xuất san nền khu vực Nhà ga hành khách T3, theo Bộ GTVT đề xuất không phải là quy mô đầu tư chính của dự án giai đoạn 1. Việc thực hiện hạng mục này tương tự như việc tập kết, đầm nén đất dư thừa giai đoạn 1 để phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo ở phạm vi 722ha đất của giai đoạn 2.

Liên quan đến kiến nghị sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện hạng mục này, theo hồ sơ trình phê duyệt đầu tư giai đoạn 1 Dự án Cảng HKQT Long Thành, ACV đã xây dựng kế hoạch kinh doanh, tích lũy nguồn tiền để thực hiện giai đoạn 2 của dự án (tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 48.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2028-2032) và định hướng cho giai đoạn 3.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT không còn để bố trí thực hiện hạng mục này. Nếu thực hiện trong giai đoạn 2026-2030 sẽ không bảo đảm tiến độ hoàn thành theo yêu cầu. Vì vậy, chủ thể thực hiện công tác san nền Nhà ga hành khách T3 nên được thực hiện bởi ACV để bảo đảm tính đồng bộ và tiến độ thực hiện.

Bộ GTVT đề nghị ACV rà soát, cập nhật lại tổng mức đầu tư của Dự án thành phần 3 để nghiên cứu, bổ sung các hạng mục nêu trên (đường cất hạ cánh số 2, san nền Nhà ga hành khách T3) do ACV là chủ đầu tư để bảo đảm thuận lợi trong thủ tục, nguồn vốn, tiến độ đầu tư. Trường hợp vượt quá tổng mức đầu tư Dự án thành phần 3, ACV báo cáo và xin ý kiến thống nhất của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm cơ sở trình thẩm định, phê duyệt bổ sung.

Do đặc thù của dự án Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch-Đầu tư chủ trì, phối hợp với ACV trao đổi, làm việc với các đơn vị chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thống nhất trình tự thực hiện; trường hợp cần thiết, tham mưu bộ có văn bản xin ý kiến hướng dẫn chính thức thủ tục này.

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ