Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2016: Rốt ráo công đoạn cuối

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chưa đầy một tuần nữa, hơn 1 triệu học sinh (HS) lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2016. Cùng với HS cả nước, thời điểm này, thầy và trò các nhà trường ở Hà Nội đã hoàn tất việc ôn tập, sẵn sàng tinh thần cho kỳ thi.

Chuốt lại kiến thức

Tìm hiểu thực tế tại các nhà trường cho thấy, việc ôn tập cho HS cơ bản đã hoàn tất, thầy và trò đang gấp rút công đoạn cuối: Hướng dẫn HS sắp xếp lại kiến thức, cách làm bài thi, giữ sức khỏe, chuẩn bị tốt tâm lý cho kỳ thi với 2 mục đích vừa để xét tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển vào đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ).
Học sinh khối 12 trường THPT Kim Liên ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Ảnh: Phạm Hùng
Học sinh khối 12 trường THPT Kim Liên ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.          Ảnh: Phạm Hùng
Ông Đặng Đình Đại – Hiệu trưởng trường THPT Wellsping cho biết: “Các công đoạn như ôn tập, phát phiếu dự thi đã cơ bản hoàn tất, hiện HS chủ yếu tự ôn luyện. Tuy nhiên, dù HS không đến trường học ôn, nhưng các bộ môn có thí sinh thi, thầy cô giáo vẫn chủ động hỏi HS còn vướng mắc khâu nào, chỗ
Ngày 23/6, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành kế hoạch bảo đảm y tế cho kỳ THPT quốc gia TP Hà Nội năm 2016 (diễn ra từ ngày 30/6 - 4/7). Theo đó,  Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường đảm bảo công tác VSMT, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn TP. Chủ động phát hiện sớm ổ dịch, xử lý kịp thời triệt để không để dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt, bảo đảm tốt nhất công tác cấp cứu, khám chữa bệnh phục vụ cho các thí sinh, người nhà và các lực lượng tham gia vào kỳ thi THPT trên địa bàn TP.  (Trần Nga)
nào để giảng giải qua điện thoại, email… Đặc biệt, vào sát ngày thi, nhà trường và các thầy cô giáo đều hướng dẫn HS cách ôn luyện, sắp xếp thời gian, kế hoạch sao cho phù hợp để các em bước vào thi với kết quả cao nhất”.

Cũng có kế hoạch, hướng dẫn ôn luyện phù hợp với từng đối tượng HS, ông Lê Anh Dũng – Hiệu trưởng trường THPT Đồng Quan (huyện Phú Xuyên) cho biết, nhà trường đang chuốt lại toàn bộ kiến thức cho HS lần cuối và sẽ kết thúc ôn tập cuối tuần này. “Qua các lần thi thử của trường và thi khảo sát do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức, vẫn có nhiều HS có điểm thi thấp, thậm chí bị điểm liệt (sẽ không được công nhận tốt nghiệp), nên trường chia 3 nhóm ôn tập: Nhóm HS khá, nhóm trung bình và nhóm yếu. Đặc biệt, trường chú trọng bồi dưỡng nhóm HS yếu, tổ chức ôn luyện miễn phí cho các em” – ông Dũng nhấn mạnh.

Chủ động

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, các trường đã khá chủ động trong việc định hướng và tổ chức ôn tập cho HS. Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố những điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, các trường đã phổ biến quy chế thi tốt nghiệp THPT tới HS khối 12 nhằm định hướng, tư vấn giúp các em lựa chọn môn thi và phân nhóm đối tượng HS theo học lực để có kế hoạch ôn tập phù hợp. Không chỉ vậy, nhiều trường còn tổ chức những đợt thi thử để nắm thực lực của HS, từ đó có hướng ôn tập hợp lý.

Bản thân ngành giáo dục cũng chủ động đồng hành với các trường để hỗ trợ việc ôn tập cho HS. Cụ thể là cuộc thi khảo sát tổ chức cho toàn bộ HS lớp 12 của Hà Nội để tập huấn cách thi cho HS, đồng thời lấy kết quả làm cơ sở cho các nhà trường định hướng ôn luyện phù hợp. Cuộc tập rượt này không khác gì một kỳ thi chính thức với đủ các khâu: Phân phòng thi, đánh số báo danh, lập hội đồng thi, phân chia giám thị, bảo mật đề thi, rọc phách, chấm bài…

Bên cạnh việc hướng dẫn ôn tập, hướng dẫn làm bài thi…, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực cho kỳ thi cũng đã được các nhà trường thực hiện rốt ráo. Lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, cụm thi do Sở chủ trì có 691 phòng thi tại 31 điểm thi. Sở đã huy động 837 cán bộ giảng viên của 7 trường ĐH, CĐ phối hợp trong công tác thi. Với các cụm thi do các trường ĐH chủ trì, Sở cũng phối hợp để chuẩn bị 39 điểm thi tại các trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn.

Với tính chất quan trọng của kỳ  thi, lãnh đạo Bộ GD&ĐT yêu cầu các tỉnh, TP chỉ đạo, điều hành công tác phối hợp giữa trường ĐH chủ trì cụm thi với sở GD&ĐT và các trường ĐH, CĐ tham gia tổ chức kỳ thi đảm bảo chặt chẽ, trung thực, khách quan, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh; có phương án dự phòng để xử lý các tình huống bất thường có thể xảy ra; ưu tiên cử cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia coi thi, chấm thi...