Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán 1/2: Khối ngoại mua ròng gần 300 tỷ đồng cổ phiếu công ty vàng

Hương Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khối ngoại sáng nay mua ròng 101 tỷ đồng, trong đó tập trung vào PNJ (hơn 293 tỷ đồng), sau đó là MWG (gần 54 tỷ) và HPG (hơn 32 tỷ đồng).

Cổ phiếu bán lẻ, công nghệ "nổi sóng"

Kết phiên sáng nay, VN-Index tăng 6,81 điểm, tương đương 0,58% lên 1.171,12 điểm. Điểm nhấn phiên này đến từ một số cổ phiếu nhóm bán lẻ, công nghệ như MWG, FRT, FPT khi tăng trên dưới 3% và nhận thanh khoản khá, với MWG và FPT đang khớp lệnh thuộc top cao nhất sàn.

Toàn thị trường có 362 mã tăng, 224 mã giảm
Toàn thị trường có 362 mã tăng, 224 mã giảm

Nhóm cổ phiếu VN30 có 19 mã tăng, trong đó, đáng kể nhất là GVR khi tăng kịch trần +6,9% lên 23.950 đồng, khớp hơn 5,4 triệu đơn vị. Tiếp theo là hai cổ phiếu ngành bán lẻ, công nghệ với FPT +3,1% lên 98.700 đồng và MWG +2,6% lên 46.150 đồng, khớp lần lượt 5,08 triệu và 7,21 triệu đơn vị. SHB tiếp tục là cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh cao nhất nhóm và dẫn đầu thị trường khi có hơn 11 triệu đơn vị được sang tay.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ không có ngành nào quá nổi bật và chỉ xuất hiện những cổ phiếu riêng lẻ ở như xây dựng, khu công nghiệp, cao su tăng tốt có HHS tăng trần +6,9% lên 8.200 đồng, CTI +5,2% lên 16.200 đồng, SZC +4,2% lên 40.650 đồng, DPR +3,3% lên 34.050 đồng, TCH +3% lên 13.600 đồng, SIP +2,8% lên 79.700 đồng, TIP +2,4% lên 25.700 đồng. Trong đó, TCH khớp lệnh chỉ đứng sau SHB trên sàn với hơn 9,27 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư tiết cung giá thấp và đa số các cổ phiếu giảm đều chỉ giảm nhẹ, ngoại trừ MHC -6,5% xuống 7.920 đồng và ST8 -4,4% xuống 15.250 đồng.

Khối ngoại sáng nay mua ròng 101 tỷ đồng, trong đó tập trung vào PNJ (hơn 293 tỷ đồng), sau đó là MWG (gần 54 tỷ) và HPG (hơn 32 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, VRE tiếp tục bị khối ngoại xả với giá trị nhiều nhất thị trường (hơn 39 tỷ), sau đó là quỹ FUEVFVND (28 tỷ), VIC )hơn 23 tỷ)...

Tân binh QNP tiếp tục "gây sốc" giới đầu tư khi tăng trần 11 phiên liên tiếp
Tân binh QNP tiếp tục "gây sốc" giới đầu tư khi tiếp tục giữ vững mức giá trần +6,9% lên 44.700 đồng, khớp lệnh chỉ hơn 21.000 đơn vị. Cổ phiếu này đã có 11 phiên tăng trần liên tiếp kể từ khi chào sàn, tổng cộng mức tăng lên đến hơn 134%. Đáng chú ý, ngoại trừ phiên 23/01 đột biến khối lượng với hơn 100 ngàn cổ phiếu, các phiên còn lại giao dịch chỉ vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu.

Trước đó, sau 5 phiên tăng trần liên tiếp, QNP đã phải làm văn bản giải trình. Theo QNP, việc cổ phiếu tăng trần liên tiếp trong khoảng thời gian trên là do diễn biến khách quan cung cầu của thị trường chứng khoán. Công ty cũng cho biết, các quyết định giao dịch của nhà đầu tư đối với cổ phiếu QNP nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty và cam kết không có bất kỳ sự tác động nào ảnh hưởng đến giá giao dịch cổ phiếu QNP trên thị trường chứng khoán.

Đà tăng trần của cổ phiếu QNP diễn ra sau khi Công ty công bố BCTC quý 4/2023 cho thấy nhiều sự tích cực. Cụ thể, doanh thu thuần quý cuối năm đạt 243 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, QNP có lãi trở lại 23 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 31 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2023, mặc dù doanh thu thuần giảm 12% về gần 939 tỷ đồng, nhưng nhờ biên lãi gộp cải thiện cùng với tỷ trọng SG&A trên doanh thu thuần giảm đáng kể do không còn ghi nhận khoản chi phí dự phòng phải trả ngắn hạn như năm trước, qua đó giúp QNP lãi ròng hơn 112 tỷ đồng, tăng mạnh 154%.