Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán 5/9: Khối ngoại mạnh tay gom hàng, Vinamilk lập đỉnh 9 tháng

Hương Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, VN-Index đã tăng gần 11 điểm lên mức 1.234,98. Cổ phiếu VCB kéo trụ, trong khi đó, VNM được khối ngoại mua ròng mạnh.

Cổ phiếu xây dựng, bất động sản tăng trần, VCB kéo trụ VN-Index

Sau kỳ nghỉ lễ, dòng tiền nhập cuộc hứng khởi, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản - xây dựng - dầu khí, khiến chỉ số VN-Index tăng gần 11 điểm. Kết phiên ngày 5/9, thị trường đóng cửa ở mốc 1.234,98 điểm với 41 mã tăng trần, 570 mã tăng giá và 243 mã giảm giá.

Kết phiên ngày 5/9, thị trường đóng cửa ở mốc 1,234 điểm với 41 mã tăng trần, 570 mã tăng giá và 243 mã giảm giá.
Kết phiên ngày 5/9, thị trường đóng cửa ở mốc 1,234 điểm với 41 mã tăng trần, 570 mã tăng giá và 243 mã giảm giá.

Sắc xanh chiếm lĩnh ở nhóm bất động sản, khai khoáng, ngân hàng. Nhiều mã tăng trần thuộc nhóm xây dựng như: PC1, HPX, EVG, QCG, CMS.... Cổ phiếu Novaland (NVL) lên cao nhất trong 11 tháng. Cụ thể, trong phiên giao dịch buổi sáng, cổ phiếu NVL có lúc tăng gần kịch trần, lên 21.800 đồng/cổ phiếu. Trong phiên chiều nay, giá NVL có phần hạ nhiệt nhưng vẫn dao động ở mức cao, 21.300 đồng/cổ phiếu với gần 54 triệu cổ phiếu được giao dịch trong phiên.

Các mã VCB, BID, CTG, MBB, TCB của nhóm ngân hàng; NVL, VIC của nhóm bất động sản; VNM, SAB của nhóm thực phẩm là những đầu tàu kéo VN-Index mạnh nhất.

VCB là cổ phiếu đóng góp nhiều điểm nhất cho VN-Index với 1,38 điểm, tiếp đó là cổ phiếu VNM với 1,22 điểm. 

Cổ phiếu VNM lập đỉnh 9 tháng

Cổ phiếu VNM đã tăng khoảng 25% kể từ trung tuần tháng 6 và đang giao dịch quanh vùng giá cao nhất trong vòng 9 tháng. Đây cũng là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong phiên với 195 tỷ đồng. Trong 10 phiên trở lại đây, cổ phiếu này luôn được khối ngoại mua vào, đưa vốn sở hữu cổ đông nước ngoài tại công ty này lên 54,41%.

Cổ phiếu VNM lập đỉnh 9 tháng
Cổ phiếu VNM lập đỉnh 9 tháng

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng, sự kiện tái định vị thương hiệu với việc thay đổi logo, mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ vào trong tương tác với khách hàng cho thấy những nỗ lực trẻ hóa thương hiệu để hướng đến nhóm tiêu dùng trẻ, năng động. Các dự án số hóa nhằm ứng dụng công nghệ sẽ giúp Vinamilk có thể tiếp cận và hiểu được khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời, nhằm đưa ra các giải pháp giúp tăng hiệu suất hoạt động.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, Vinamilk tự tin sẽ giành lại được thị phần trong các quý sắp tới nhờ vào Chiến dịch tái định vị thương hiệu và thay đổi bao bì sản phẩm mới (công ty đã giành lại được thị phần trong tháng 6). Hiện tại, thị phần của ngành hàng Sữa nước đang đạt hơn 60%, Sữa chua khoảng 80%, Sữa đặc lớn hơn 80% và Sữa bột ở mức quanh 20%.

Về kết quả kinh doanh quý 2, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt hơn 15.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.229 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất của doanh nghiệp này đạt lần lượt hơn 29.160 tỷ và hơn 4.100 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 46% và 48% kế hoạch cả năm.

Liên quan đến các cổ đông, mới đây, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) – thành viên thuộc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa đăng ký bán toàn bộ 965 nghìn cổ phiếu VNM, với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 8/9 đến 7/10/2023. Đây không phải là lần đầu tiên SIC muốn thoái hết vốn tại Vinamilk. Trước đó, tổ chức này đã nhiều lần đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu VNM đang nắm giữ nhưng vẫn chưa bán hết với lý do biến động thị trường. Tạm tính tại mức thị giá hiện tại, SIC có thể thu về khoảng 76 tỷ đồng nếu như bán hết số cổ phiếu đăng ký.