Dưới đây là trao đổi nhanh của phóng viên với ông Lê Đức Khánh - Giám đốc chiến lược đầu tư Công ty chứng khoán Maritime Bank (MSBS) xung quanh vấn đề này.
Thị trường đã có những phiên biến động mạnh trong tuần qua, theo ông đâu là nguyên nhân?
- Theo tôi, một phần là do các thông tin kết quả kinh doanh quý III/2014 đã phản ánh hết vào giá và nhà đầu tư mạnh tay chốt lời; một phần nữa là diễn biến khá tiêu cực trên thị trường thế giới trong các phiên giao dịch gần đây, đã tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư; phần còn lại đến từ áp lực giải chấp của các công ty chứng khoán. Hoạt động chốt lời diễn ra mạnh mẽ, chỉ số giảm sâu khiến một số nhà đầu tư trong nước lo ngại xu hướng giảm trong ngắn hạn và có quyết định giảm tỷ trọng danh mục, chấp nhận bán ra ở mức giá thấp khiến thị trường càng giảm mạnh.
Phiên giao dịch cuối tuần (ngày 17/10) nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị đạt kỷ lục gần 400 tỷ đồng. Ông giải mã hiện tượng này thế nào?
- Trước một loạt các yếu tố bất lợi từ dịch Ebola, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có ý định cắt giảm nhanh hơn gói QE3, cũng như rút ngắn thời gian nâng lãi suất lên sớm hơn dự kiến đã tác động tiêu cực lên chứng khoán thế giới và dòng tiền của khối ngoại ở Việt Nam. Giá cả hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ sụt giảm khiến hoài nghi của giới đầu tư về tăng trưởng kinh tế toàn cầu có vấn đề. Điều đó tạo sức ép với nhà đầu tư nước ngoài và họ liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một nguyên nhân nữa khiến khối ngoại bán mạnh là chỉ số CDS 5 năm (Credit Default Swap) của Việt Nam đã tăng từ mức đáy gần đây (khoảng 190 điểm) lên 225 điểm. CDS là một sản phẩm tài chính có nguyên tắc như hợp đồng bảo hiểm. CDS càng cao thể hiện rủi ro của chủ thể càng cao và ngược lại.
- Trước một loạt các yếu tố bất lợi từ dịch Ebola, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có ý định cắt giảm nhanh hơn gói QE3, cũng như rút ngắn thời gian nâng lãi suất lên sớm hơn dự kiến đã tác động tiêu cực lên chứng khoán thế giới và dòng tiền của khối ngoại ở Việt Nam. Giá cả hàng hóa, đặc biệt là dầu mỏ sụt giảm khiến hoài nghi của giới đầu tư về tăng trưởng kinh tế toàn cầu có vấn đề. Điều đó tạo sức ép với nhà đầu tư nước ngoài và họ liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một nguyên nhân nữa khiến khối ngoại bán mạnh là chỉ số CDS 5 năm (Credit Default Swap) của Việt Nam đã tăng từ mức đáy gần đây (khoảng 190 điểm) lên 225 điểm. CDS là một sản phẩm tài chính có nguyên tắc như hợp đồng bảo hiểm. CDS càng cao thể hiện rủi ro của chủ thể càng cao và ngược lại.
Hoạt động nghiệp vụ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ảnh: Tuấn Anh
|
Với tình hình hiện nay, ông dự báo xu hướng sắp tới của VN Index ra sao?
- Theo tôi, thị trường trong tuần tới nhiều khả năng vẫn chưa xuất hiện tín hiệu tích cực. Xu hướng giảm điểm ngắn hạn có thể chưa kết thúc do hoạt động bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại. Hai yếu tố chính đó là lực bán ròng mạnh của nhóm ngoại và mùa công bố kết quả kinh doanh sẽ là những yếu tố chính chi phối thị trường trong ngắn hạn.
Khi thị trường biến động mạnh, nếu theo trường phái đầu cơ ngắn hạn sẽ chịu rủi ro lớn hơn, bởi nếu mua các cổ phiếu cơ bản tốt, vốn hóa lớn, nhưng chịu áp lực bán ròng của khối ngoại thì khả năng tăng giá ngắn hạn rất thấp. Tuy nhiên, nếu lựa chọn nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ thì nhóm này cũng chưa chắc thu hút được dòng tiền khi mà nhóm cổ phiếu bluechip giảm giá mạnh và trở nên hấp dẫn hơn khi xét trên các tiêu chí cơ bản.
Mặc dù vậy, triển vọng dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam là tích cực. Thời điểm hiện tại, với nền tảng vĩ mô vẫn ổn định, phục hồi, lãi suất đang duy trì ở mức thấp, kết quả kinh doanh của DN trụ cột trên sàn vẫn ổn định.
Xin cảm ơn ông!
Thị trường chứng khoán tuần qua chứng kiến những phiên bán ròng của khối ngoại, chủ yếu tập trung vào các bluechip (cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn). Giá trị bán ròng của khối này trong tuần qua lên đến hơn 1.130 tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với tuần trước (212,45 tỷ đồng). |