Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán hai sàn khởi sắc trở lại

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mặc dù cho đến lúc tạm nghỉ, độ rộng của hai sàn vẫn ở mức trung tính, chưa thực sự nghiêng mạnh về phía tăng, nhưng quá trình cải thiện giá tương đối rõ. Một số cổ phiếu lớn đã tạo ảnh hưởng lớn khiến mức phục hồi của Index thiếu ấn tượng, nhưng đà tăng giá sau thời gian điều chỉnh đầu phiên là rất đáng kể.

Phiên giao dịch ngày 10/10, dòng tiền từ những mã cổ phiếu vừa và nhỏ đã tạo lực đẩy cho cả hai chỉ số chính. Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 0,99 điểm còn HNX-Index cũng tăng 0,14%.

 

VN-Index mới đang dừng ở mức tăng 0,14% với 49 mã trần, 71 mã tăng đối trọng với 14 mã sàn và 41 mã giảm. VN30-Index khá hơn một chút, tăng 0,26%. Nếu tính riêng trong 30 phút cuối phiên sáng, VN-Index tăng được 0,37% và VN30-Index tăng gần 0,4%.

 

Bên sàn HoSE, tâm lý thận trọng và nhiều cố phiếu đầu cơ bị xả hàng khiến VN-Index đóng cửa đợt 1 giảm 1,29 điểm, xuống 392,38 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 1,6 triệu đơn vị, tương ứng 14,5 tỷ đồng.

 

Bước sang đợt giao dịch liên tục, giao dịch vẫn diễn ra thận trọng, lực cầu chủ yếu dồn vào một số mã nhất định khiến VN-Index trồi sụt trong biên độ hẹp.

 

Mức phục hồi của HSX hoàn toàn có thể ấn tượng hơn nếu không chịu ảnh hưởng của STB, VCB và VIC. STB giữ mức giảm khoảng 1% gần như toàn bộ thời gian trong khi VCB rất nỗ lực phục hồi từ mức 24.400 đồng lên 24.700 đồng nhưng vẫn chưa vượt qua được tham chiếu. Thanh khoản của VCB rất yếu, nhưng lại biến động vốn hóa rất lớn. VN30-Index có mức phục hồi tốt hơn cũng là nhờ đặc thù của rổ cổ phiếu.

 

Toàn sàn Thành phố Hồ Chí Minh có 153 mã tăng giá, 58 mã giảm giá và 98 mã đi ngang.

 

Hôm nay, giao dịch thỏa thuận tại HoSE đạt 1,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị là 90,5 tỷ đồng, trong đó VIC có 900 nghìn đơn vị ở mức giá 77.000 đồng.

 

Nhóm VN30 có 16 mã tăng giá, 4 mã giảm giá và 10 mã đi ngang. Chỉ số VN30 đóng cửa tăng 1,62 điểm (+0,35%), lên 461,71 điểm. Thanh khoản đạt 14,4 triệu đơng vị, giá trị tương ứng 207,4 tỷ đồng.

 

Bên phía sàn Hà Nội, nhờ lực cầu trở lại vào cuối phiên đã giúp HNX-Index đóng cửa tăng nhẹ 0,08 điểm (+0,14%) lên 55,51 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 27,5 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 192,1 tỷ đồng.

 

Trên HNX, ACB và SHB là hai cản trở chính cho tốc độ phục hồi, mặc dù hầu hết các cổ phiếu dẫn dắt khác đều tăng tốc nhanh. ACB đang giảm 0,63% và giao dịch rất phập phù, nhảy giá tăng giảm nhanh. SHB giảm 1,61% và cũng duy trì giá 6.100 đồng trong hầu hết thời gian. HNX-Index vẫn giảm 0,13% so với tham chiếu, dù trong 30 phút cuối đã tăng 0,34%. HNX30-Index ít chịu ảnh hưởng của hai cổ phiếu lớn nói trên đã tăng 0,24% so với tham chiếu.

 

HNX30-Index tăng riêng trong 30 phút cuối tới gần 0,68%. Đúng với tình trạng giá dao động nhanh của ACB và SHB, chỉ số này đã thể hiện mức độ phục hồi mạnh của số blue-chip còn lại. Hầu hết các cổ phiếu quan trọng như VND, KLS, PGS, PVA, PVS, PVX, VCG… đều bắt đầu phục hồi từ sớm sau nửa đầu phiên sáng điều chỉnh nhẹ. HNX30-Index bắt đầu đi lên từ khoảng 10h và thực sự tăng tốc từ 11h. Hơn 1 tiếng rưỡi giao dịch, chỉ số này đã tăng tới 1,25%. Rõ ràng ngoài ACB và SHB, mức phục hồi của đa số cổ phiếu lớn còn lại trong rổ HNX30 đều ấn tượng hơn.

 

Chỉ số HNX 30 đóng cửa tăng 0,64 điểm (+0,62%), lên 104,06 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 16,7 triệu đơn vị, giá trị tương ứng là 135,8 tỷ đồng.

 

Chỉ số UpCoM-Index đóng cửa giảm 0,11 điểm (-0,28%) xuống 39,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 6,48 triệu đơn vị, tương ứng giá trị là 253 tỷ đồng./.

 

Quá trình phục hồi ở cả hai sàn chỉ thực sự mạnh trong 30 phút cuối phiên, còn phần lớn thời gian trước đó là điều chỉnh trong trạng thái đi ngang hoặc giảm nhẹ. Thanh khoản do đó chưa tăng thuyết phục, nhất là ở HNX. Sàn này chỉ khớp 118,7 tỷ đồng, giảm 16% so với hôm qua. Một số lý do dẫn đến mức giảm này là tình trạng giao dịch yếu hơn ở PVX, SCR, PGS, BVS, PVS. HNX mới có 4 cổ phiếu khớp được trên 10 tỷ đồng, trong đó dẫn đầu là ACB với 18,7 tỷ đồng.