Phiên giao dịch hôm nay, TTCK tiếp tục bị bán tháo diện rộng do lo ngại căng thẳng Nga – Ukraine sẽ kéo dài làm trầm trọng thêm sự phục hồi của các nền kinh tế vốn đã gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Tuần trước VN-Index đã giảm hơn 2,6% xuyên thủng ngưỡng 1.470 điểm.
Ngay nhịp đầu phiên sáng nay, sắc đỏ bao phủ diện rộng, khiến VN-Index có lúc giảm hơn 20 điểm, tiếp tục thủng mốc 1.460 điểm.
Nhóm VN30 có tới 26 mã đứng sắc đỏ, chỉ còn 3 mã giữ sắc xanh. Tăng tốt nhất là mã hàng không VJC, bởi ngày mai Việt Nam mở cửa đón khách quốc tế. VJC tăng 5,2% lên 145.700 đồng/CP. Cùng với đó, MBB và STB nhích nhẹ 0,5%.
Trong khi đó, giảm sâu nhất nhóm là mã cổ phiếu dầu khí GAS giảm 4,1%, PLX giảm 2,8%; SSI giảm 3,9%; GVR giảm 3,2%, BVH giảm 2,8%; HPG giảm 1,6%,…
Nhóm nhỏ và vừa cũng đồng loạt đứng sắc đỏ, chỉ có một vài cổ phiếu đi ngược nhờ những thông tin tích cực, Cụ thể, HVN cũng nhờ ngày mai mở cửa đón khách quốc tế đã tăng 2,52% lên mức 26.450 đồng/CP, khớp hơn 3.34 triệu đơn vị; ORS với thông tin được lọt rổ VNM ETF trong kỳ cơ cấu quý I đã tăng 3,91% lên mức 26.600 đồng/CP, với thanh khoản đạt 3,24 triệu đơn vị; BCG cũng có sắc xanh khi chuẩn bị khởi động dự án mới. Hay mã gỗ TTF cũng đứng sắc xanh tăng 3% đón sóng ngành gỗ tăng thị phần khi Nga tạm ngừng xuất khẩu gỗ.
Ngược lại, các cổ phiếu bất động sản (BĐS), chứng khoán, xăng dầu đều nằm trong sắc đỏ. Nhóm giảm sâu như: HAG giảm 3,2%, FLC giảm 2,4%, ROS giảm 2,8%, ITA giảm 4,4%, HNG giảm 3,4%, HHS giảm 5,9%, TSC giảm 6,4%, BCM giảm gần 5%, PVD giảm 3,2% …
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có tới 382 mã giảm và chỉ còn 71 mã tăng, VN-Index giảm 20,56 điểm, tương dương giảm 1,5% xuống 1.445,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 490,54 triệu đơn vị, giá trị 15.282,61 tỷ đồng, tăng 6,64% về khối lượng và tăng 5,9% về giá trị so với phiên sáng cuối tuần trước ngày 11/3.
Phiên giao dịch buổi chiều, dù xuất hiện lực bắt đáy sau khoảng 13 giờ 30 phút, nhưng lực cầu không đủ mạnh, do nhà đầu tư vẫn thận trọng, do đó cũng chỉ có một số cổ phiếu đảo chiều thành công. Phần lớn các cổ phiếu vẫn bị bán trong giá thấp, đặt biệt nhóm phân bón đã bị bán ở mức giá sàn.
Cụ thể, trong rổ VN30 phiên chiều đã có 6 mã đứng sắc xanh, gồm VJC nới biên độ tăng 4,7% lên 147.000 đồng/CP; TPB và STB cùng tăng 1,4% lên lần lượt các mức giá 39.200 đồng và 32.500 đồng/CP; MBB tăng 0,6%; VCB và VRE đảo chiều thành công cùng tăng 0,5%; còn ACB và SAB về đứng giá tham chiếu.
Các mã giảm sâu nhất trong nhóm là xăng dầu, bán lẻ. Cụ thể, GAS nới biên độ giảm 6,1% xuống 106.000 đồng/CP; PNJ giảm 5,7% xuống 98.500 đồng/CP; MSN giảm 4,5% xuống 136.100 đồng/CP; PLX giảm 3,6% xuống 55.900 đồng/CP; HPG giảm 3,8% xuống 45.800 đồng/CP; SSI giảm 4% xuống 43.200 đồng/CP; GVR giảm 3,3% xuống 33.350 đồng/CP; BVH giảm 3,3% xuống 55.100 đồng/CP; POW giảm 3,1% xuống 15.650 đồng/CP. Các mã giảm từ 1-1,6% là MWG, KDH, FPT, CTG, BID, VNM, VPB; còn VHM, VIC, HDB giảm dưới 1%.
Thanh khoản cao nhất sàn là HPG khớp 33,8 triệu đơn vị; STB khớp 20,9 triệu đơn vị; POW khớp 16,9 triệu đơn vị; MBB khớp 15,9 triệu đơn vị; VPB khớp 14,1 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa vẫn có một số mã đi ngược thị trường tăng tốt như DRH tăng trần, khớp 1,6 triệu đơn vị; KHG cũng tăng trần, khớp 4,4 triệu đơn vị, NVT tăng kịch biên độ.Ngoài ra tăng tốt còn có, BCG có lúc vọt lên giá trần, đứng phiên còn tăng 4,4%, khớp 13,4 triệu đơn vị; DIG tăng 1,7%, khớp 5,6 triệu đơn vị; HDC tăng 5%, khớp 1,3 triệu đơn vị; HTN tăng 2,6%; VRC tăng 3,8%. Các mã CRC, CT1, FCN, C32, BCE, HVX, HBC, PHC, CTD, PC1… đều tăng tốt trên dưới 2%. PC1 khớp 5,5 triệu đơn vị …
Trong khi đó, có khá nhiều mã bị bán tháo ở mức giá sàn như: ACC, FCM, PXS, TGG, PTC, ROS giảm 4,2%, khớp 15,7 triệu đơn vị; FLC giảm 2,8, khớp 15,6 triệu đơn vị; ITA giảm 6,3, khớp 16,8 triệu đơn vị; KBC giảm 2,1, khớp 8,2 triệu đơn vị; AMD giảm 5,1%, BCM giảm 2,3%; DXG giảm 1,7%, khớp 15,2 triệu đơn vị; IJC giảm 3,4%; LDG giảm 1%, khớp 6,5 triệu đơn vị; QCG giảm 3,6%; HQC giảm 1,7%, khớp 9,4 triệu đơn vị; HAG giảm 5,65%, khớp 20,6 triệu đơn vị; HNG giảm 4,23%, khớp 10,7 triệu đơn vị…
Nhóm phân bón giảm tiêu cực nhất trên sàn HOSE, với BFC, DCM, DPM, CSV, DAG, SFG, SJF đều đứng giá sàn. Trong đó, DCM khớp 15,3 triệu đơn vị; DPM khớp 10,6 triệu đơn vị; DAG khớp 6,1 triệu đơn vị; SJF khớp 4,8 triệu đơn vị. Còn DGC cũng giảm 4,3%, khớp 2,3 triệu đơn vị; HAI giảm 3,7%, khớp 3,7 triệu đơn vị; TSC giảm 5,6%, khớp 6,3 triệu đơn vị.
Chốt phiên chiều 14/3, sàn HOSE có 114 mã tăng, trong khi đó có 349 mã giảm, VN-Index giảm 20,29 điểm, tương đương giảm 1,38%, về mức 1.446,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 858,5 triệu đơn vị, giá trị gần 27.197 tỷ đồng, giảm nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên cuối tuần trước 11/3.
Trên sàn HNX, phiên hôm nay nhóm xăng dầu và hóa chất cũng gây áp lực mạnh lên chỉ số, khiên HNX-Index lùi sâu. Cụ thể, cả 3 mã xăng dầu đều giảm sâu, trong đó PVC đứng giá sàn tại 26.700 đồng/CP, khớp 3,8 triệu đơn vị; PVS giảm 5,7% xuống 34.800 đồng, khớp cao nhất sàn 18,1 triệu đơn vị; PVB giảm 7,7%, xuống 22.700 đồng.
Mã phân bón hóa chất LAS cũng đứng giá sàn tại 21.600 đồng/CP, khớp 2,3 triệu đơn vị. Ngoài ra một số mã khác giảm sâu như IDC giảm 6,1%, khớp 2,8 triệu đơn vị; DXP giảm 4,7%; NDN giảm 5,1%; NBC giảm 3,7%; SHS giảm 2,7%, khớp 4,7 triệu đơn vị; TAR giảm 3,3%; TNG giảm 2,7%, TVC giảm 2,1%...
Trong rổ HNX30 chỉ có 2 mã đi ngược thị trường là HUT tăng gần mức giá trần 9,2%, khớp 6,9 triệu đơn vị; CEO tăng 4,2%, khớp 6,7 triệu đơn vị.
Đóng cửa phiên chiều, sàn HNX với 67 mã tăng và 181 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm 5,63 điểm, tương đương giảm 1,27% về mức 436,57 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 142 triệu đơn vị, giá trị gần 4.212 tỷ đồng.