Chung tay đưa nông sản sạch đến với người tiêu dùng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn...

Kinhtedothi - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô, Trung tâm Xúc tiến thương mại (XTTM) nông nghiệp Hà Nội đã triển khai chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. Đây là mô hình được TP kỳ vọng sẽ phát triển bền vững trong tương lai, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Xu thế tất yếu

Hiện nay, với dân số đạt trên 9,5 triệu người (cả học sinh, sinh viên, lao động ngoại tỉnh cư trú và làm việc), Hà Nội là một trong những TP tiêu thụ lượng thực phẩm lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, lượng thực phẩm sản xuất tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của TP. Cụ thể: 52% thịt, 64% cá, 65% trứng gia cầm, 20% sữa, 44% gạo, 55% rau củ tươi và 17% quả tươi. Vì vậy, Hà Nội phải nhập thực phẩm từ các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài với số lượng rất lớn. Riêng đối với rau củ tươi còn thiếu phần lớn được chuyển về từ Trung Quốc và các tỉnh, TP trong nước như: Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Lâm Đồng...
Đoàn cán bộ Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội và đại diện một số doanh nghiệp tham quan nông trại hữu cơ Tuệ Viên, phường Cự Khối, quận Long Biên.           Ảnh: Ánh Ngọc
Đoàn cán bộ Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội và đại diện một số doanh nghiệp tham quan nông trại hữu cơ Tuệ Viên, phường Cự Khối, quận Long Biên. Ảnh: Ánh Ngọc
Các loại sản phẩm rau củ tươi cung cấp cho người dân Hà Nội chủ yếu được thông qua các chợ đầu mối,
Mục tiêu của chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ là hoàn chỉnh từ khâu sản xuất, kênh phân phối đến với người tiêu dùng nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó điều tiết hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Mô hình thành công sẽ là cơ sở để nhân rộng đối với những sản phẩm nông sản khác.

Ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội
sau đó vận chuyển đến các chợ dân sinh, bếp ăn, nhà hàng... Điều đáng quan tâm là các loại rau củ này phần lớn không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Chỉ có khoảng 10% lượng rau củ tươi được cung cấp trực tiếp tới các cửa hàng thực phẩm an toàn và các siêu thị được gắn tem nhãn... Trong khi đó, việc sản xuất và tiêu thụ rau củ tươi của Hà Nội hiện nay chưa có sự liên kết chặt chẽ nên chưa tạo ra dòng sản phẩm hàng hóa ổn định. Thêm vào đó, các sản phẩm rau quả kém chất lượng vẫn được trà trộn tại một số kênh bán lẻ. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì xu hướng rau hữu cơ ngày càng tăng, nhưng sản lượng các loại rau này còn khá khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, hiện nay, toàn TP có 12.041ha rau nhưng chỉ có hơn 5.000ha rau an toàn, 171,5ha rau sản xuất theo VietGAP và 20ha rau hữu cơ... Do đó, việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ là xu thế tất yếu. Ông Nguyễn Văn Chí – Giám đốc Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội cho rằng, để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ thành công là bài toán khó đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, DN và sự hỗ trợ mạnh mẽ, thiết thực của Nhà nước. Trong đó, DN phải giữ vai trò nòng cốt, còn Nhà nước hỗ trợ trong việc giám sát quy trình kỹ thuật sản xuất, giám sát chất lượng sản phẩm và hỗ trợ tuyên truyền quảng bá XTTM cho chuỗi vận hành.

Cầu nối doanh nghiệp với nông dân

Nông trại Tuệ Viên (thuộc Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Việt Liên) tại phường Cự Khối, quận Long Biên là một trong những cơ sở sản xuất rau hữu cơ có tiếng của Hà Nội. Với diện tích 2,2ha trồng rau, củ, quảtheo quy trình sản xuất hữu cơ khép kín, nông trại Tuệ Viên đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản chất lượng, được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn không ít khó khăn, giá bán sản phẩm không chênh lệch nhiều so với giá bán rau thường. Nguyên nhân là do người tiêu dùng chưa biết đến, chưa có mối liên kết chặt chẽ với DN để bao tiêu sản phẩm ổn định. Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị sơ chế, bảo quản, đóng gói chưa được đầu tư đúng mức nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Bà Nguyễn Thị Phương Liên – Giám đốc Nông trại Tuệ Viên cho biết, hạn chế lớn nhất để mở rộng và phát triển sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ chính là nhận thức của người dân về sản phẩm này chưa đúng với giá trị mà nó mang lại. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ nhiều hơn nữa về mặt truyền thông và kỹ thuật để tạo hiệu ứng lan rộng trong người dân, giúp họ thay đổi về tư duy, thói quen. Từ đó, giúp người dân lựa chọn sản phẩm hữu cơ như một lựa chọn tất yếu vì sức khỏe cộng đồng và của bản thân mình.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên và xây dựng mô hình sản xuất rau hữu cơ thành công, trong năm 2015, Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội đã lựa chọn một số DN như: Công ty CP Sản xuất và thương mại An Việt, Công ty thực phẩm sạch Biggreen Việt Nam, Công ty VinaGap... để kết nối chuỗi. Đây là các DN có uy tín trên thị trường về nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ rau, quả thực phẩm sạch và đặc sản vùng, miền. Các công ty này đều có bề dày kinh nghiệm trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau, thực phẩm sạch. Đồng thời là các DN tiên phong trong việc liên kết, hợp tác với các viện, trường, các HTX, Hội nông dân trong việc nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và bao tiêu nông sản. Hiện nay, các DN này đang có nhu cầu hợp tác với các đơn vị cung ứng các sản phẩm sạch được chứng nhận VSATTP, chứng nhận VietGAP.

Hướng tới thị trường nông sản sạch

Ông Nguyễn Tiến Hưng – Giám đốc Công ty TNHH Biggreen Việt Nam cho biết, khi kết nối với nông dân trong tiêu thụ nông sản, DN cần ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân và có cam kết thực hiện để tránh bị "đứt" chuỗi. Mặt khác, để tránh thiệt thòi cho nông dân, khi tham gia chuỗi, bắt buộc DN phải có tư cách pháp nhân và chiến lược kinh doanh dài hơi. Về phía nông dân cũng phải cam kết chỉ sản xuất và cung ứng cho DN sản phẩm rau hữu cơ được cơ quan Nhà nước chứng nhận, gắn tem nhãn chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Theo đại diện Công ty CP Sản xuất và thương mại An Việt, để chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ bền vững thì điều kiện tiên quyết chính là đảm bảo minh bạch trong sản xuất và minh bạch trong phân phối. Cả nông dân và DN đều phải đề cao việc trao đổi thông tin hai chiều để khắc phục những hạn chế của sản phẩm, điều chỉnh mức sản xuất căn cứ trên nhu cầu của khách hàng.

Để góp phần thay đổi nhận thức và thói quen cho người tiêu dùng, Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo với mục đích kết nối giữa DN với người sản xuất và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức các buổi tham quan ở các tỉnh, thành cho các nhà sản xuất, DN trên địa bàn Hà Nội cũng như tiếp đón các đoàn thăm quan là các nhà sản xuất, DN của các tỉnh bạn đến trao đổi, gặp gỡ, liên kết với DN Hà Nội. Hiện nay, vấn đề mà các tỉnh, thành quan tâm nhất là mong muốn Hà Nội phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc kết nối tiêu thụ nông sản. Do đó, với vai trò là đơn vị kết nối, chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2015, Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội đã kết nối được gần 20 DN trên địa bàn TP ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho các tỉnh, thành.