Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chung tay phát triển, sẻ chia trách nhiệm – triết lý nhân văn của ngành GD&ĐT Hà Nội

Kinhtedothi - Thời gian qua, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành GD&ĐT Hà Nội đã thực sự có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần hình thành triết lý cao đẹp, nhân văn về tinh thần đoàn kết, sẻ chia trong cộng đồng giáo viên, học sinh và toàn xã hội.

Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần sẻ chia, đoàn kết

Sau 3 năm thực hiện, phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" của ngành GD&ĐT Hà Nội đã thu hút số lượng rất lớn các đơn vị, cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT tại 30/30 quận, huyện tham gia. Trong đó hơn 1.200 cơ sở giáo dục đã ký kết giao ước liên kết; hơn 2.000 hoạt động chuyên môn, hội thảo, tọa đàm đã được tổ chức; gần 150.000 lượt giáo viên tham gia chia sẻ và học tập lẫn nhau. Phong trào không chỉ góp phần nâng cao chất lượng dạy học mà còn khơi dậy mạnh mẽ tinh thần sẻ chia, đoàn kết trong toàn ngành.

Chất lượng giáo dục giữa các trường nội thành và ngoại thành dần được thu hẹp sau 3 năm thực hiện phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm".

Những câu chuyện cảm động thể hiện trách nhiệm xã hội, sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các trường nội thành và ngoại thành được chia sẻ, lan truyền rộng rãi, góp phần tạo nên triết lý nhân văn sâu sắc của giáo dục Thủ đô. Đó là hình ảnh cô Phạm Ngọc Anh - giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình) dành 2 ngày/tuần trong hơn 1 năm để đến với học sinh Trường Tiểu học Khánh Thượng, huyện Ba Vì, ngôi trường cách trung tâm Hà Nội hơn 80km, cách trung tâm huyện hơn 40km để trực tiếp lên lớp, dạy dỗ học sinh nơi đây. Những tiết dạy của cô đã giúp các em học sinh đồng bào dân tộc Dao, Mường từ nhút nhát trở nên tự tin, cởi mở, mạnh dạn hơn; các thầy cô giáo của trường được học hỏi nhiều kinh nghiệm quý trong từng tiết dạy.

Đó là tiết dạy ngữ văn của cô Nguyễn Hương Thủy - giáo viên Trường THPT chuyên Chu Văn An được thực hiện tại Trường THPT Đan Phượng; đồng thời kết nối trực tuyến đến hàng nghìn học sinh Trường THPT Tân Lập (huyện Đan Phượng), THPT Tây Hồ (quận Tây Hồ) cùng 237 điểm cầu của các trường THPT trên địa bàn toàn TP. Phương pháp giảng dạy khoa học, cuốn hút của cô Hương Thủy chẳng những tăng hứng thú cho học sinh mà còn truyền ngọn lửa yêu nghề đến các đồng nghiệp.

Chia sẻ về phong trào, Hiệu trưởng Trường THPT Trung Giã (huyện Sóc Sơn) Nguyễn Thị Tươi cảm nhận, đây là hoạt động nhân văn, có sức lan tỏa mạnh mẽ; tạo điều kiện cho các trường học hỏi lẫn nhau từ phương pháp quản lý, giảng dạy đến chất lượng chuyên môn theo tinh thần đổi mới giáo dục.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Kim Bài (huyện Thanh Oai) Lê Thị Kim Thái phấn khởi khi thông qua phong trào, thầy trò nhà trường được tiếp xúc với các trường học thuộc quận nội thành, từ đó giúp mở rộng mối quan hệ, nâng cao chất lượng chuyên môn.

“Phong trào là chủ trương đúng đắn của ngành GD&ĐT Hà Nội, giúp thầy cô, học sinh, các nhà trường có thêm nhiều bạn bè, kiến thức; đồng thời truyền đi nhiều thông điệp nhân văn tốt đẹp” - Hiệu trưởng Trường THCS Phú Diễn A (quận Bắc Từ Liêm) Vũ Thị Minh Ngân cho biết.

Kết nối đa chiều, thu hẹp khoảng cách giáo dục

Bên cạnh các hoạt động chia sẻ, học tập trong lĩnh vực chuyên môn, học hỏi các mô hình quản lý, hoạt động giao lưu văn nghệ - thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cũng là nội dung được các quận, huyện, thị xã và cơ sở giáo dục quan tâm. Nhiều hoạt động như: tham quan, thi đấu thể dục thể thao, văn nghệ, các ngày hội, hội thi đã được nhiều đơn vị liên kết thực hiện, tạo được không khí đoàn kết, phấn khởi, động viên tinh thần của thầy cô và học sinh.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Lưu Hoa khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc trong thực hiện phong trào.

Cùng với đó, phong trào trở nên có ý nghĩa hơn khi từ sự giao lưu, kết nối đó, các trường có điều kiện đã hỗ trợ trường khó khăn, giáo viên hỗ trợ giáo viên, giáo viên hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó. Nhiều phần quà và các suất học bổng giá trị đã được trao tận tay các em, tiếp thêm cho các em động lực để tiếp tục học tập tốt, vươn lên trong cuộc sống.

Số liệu của Sở GD&ĐT cho biết, trong 3 năm học gần đây, nhiều Phòng GD&ĐT quận, huyện thị xã và các trường mầm non trên địa bàn TP đã tích cực hưởng ứng phong trào với các hoạt động thiết thực, hiệu quả, tiêu biểu là quận Thanh Xuân hỗ trợ kinh phí gần 4 tỷ đồng, huyện Đông Anh 975 triệu đồng, huyện Ba Vì 941 triệu đồng, huyện Quốc Oai 830 triệu đồng... Hay Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm tặng Phòng GD&ĐT Quốc Oai 16 máy tính xách tay, 12.221 cuốn sách tham khảo, sách truyện; Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai hỗ trợ các trường trên địa bàn huyện Ứng Hòa 120 bộ bàn ghế, 800 quyển truyện sách, 1 ti vi 65 inch, 50 cặp xách…

Nhìn lại hành trình 3 năm qua, Giám đốc Sở GD&&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương khẳng định: phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" đã trở thành một phần quan trọng trong hành trình phát triển giáo dục Thủ đô. Đây không chỉ là một sáng kiến hành chính mà còn là một nét đẹp văn hóa, là tinh thần trách nhiệm, là bản sắc của đội ngũ nhà giáo Thủ đô trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Biểu dương nỗ lực của mỗi nhà giáo, từng nhà trường trong việc góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục toàn ngành, nhất là ở địa bàn khó khăn, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, đây là thời điểm để toàn ngành khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới, cam kết hành động, nâng tầm phong trào lên tầm cao mới.

Tới đây, các đơn vị, nhà trường cần tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn liên trường, liên quận, huyện, theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến; nhân rộng các mô hình đỡ đầu học sinh khó khăn; tổ chức lớp học miễn phí; hỗ trợ thiết bị, học bổng và phương tiện học tập cho học sinh. Cùng với đó, cần tích cực tổ chức các hoạt động giao lưu giữa giáo viên, học sinh của các trường khu vực nội thành và ngoại thành…

Để tiếp tục duy trì, lan tỏa phong trào, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các Phòng GD&ĐT, các nhà trường đưa phong trào trở thành nội dung trong đánh giá thi đua - khen thưởng hàng năm, một tiêu chí chính thức phản ánh hiệu quả hoạt động giáo dục của từng đơn vị.

Trích dẫn
phong trào

Ghi nhận tinh thần tích cực của các tập thể, cá nhân, tại hội nghị tổng kết phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm" giai đoạn 2022 – 2025 tổ chức ngày 6/5, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trao thưởng cho các cá nhân, tập thể điển hình, đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.

Hà Nội: hỗ trợ kịp thời, bảo đảm thuận lợi trong tuyển sinh đầu cấp

Hà Nội: hỗ trợ kịp thời, bảo đảm thuận lợi trong tuyển sinh đầu cấp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ