Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chương trình 08-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội và hiệu quả các chính sách an sinh

Thịnh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Thực hiện Chương trình 08-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội, Thành phố đã tổ chức nhiều tặng quà, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Kết quả tặng quà Tết cao hơn so với năm trước, đối tượng được mở rộng; các chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Trong dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Trong dịch Covid-19, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

Hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Chương trình 08-Ctr/TU về nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”, một trong những điểm nổi bật là Thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động tặng quà, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; Thăm hỏi, động viên lực lượng tuyến đầu tham gia công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Kết quả tặng quà Tết cao hơn so với năm trước, mở rộng đối tượng được tặng quà.

MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đã phát huy vai trò chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân và giám sát, triển khai các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phó Bí thư Thảnh ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại Hội nghị
Phó Bí thư Thảnh ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại Hội nghị

Tính ưu việt và nhân văn của Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy đã được thể hiện qua đợt dịch Covid-19 và các dịp lễ, tết. Một số địa phương có những cách làm hay, sáng tạo trong triển khai thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, tạo sức lan tỏa, mang lại niềm tin cho Nhân dân.

Cụ thể, Thành phố đã thường xuyên quan tâm, chăm lo cho các đối tượng chính sách, có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi năm Thành phố dành 2.215 tỷ đồng để ưu đãi người có công trên địa bàn. Toàn Thành phố đã vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được 77,341 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 606 nhà ở cho gia đình người có công, với kinh phí 25,7 tỷ đồng; tặng 10.604 sổ tiết kiệm tình nghĩa, kinh phí trên 14,8 tỷ đồng... Việc đẩy mạnh công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và trợ giúp người khuyết tật cũng được quan tâm. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn được tiếp nhận vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội của Thành phố.

Đáng chú ý, trong giai đoạn này Thành phố đã thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19: Hỗ trợ gần 3 triệu lượt người lao động, người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch Covid-19 với kinh phí gần 3 nghìn tỷ đồng; Hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho chủ sử dụng lao động, người lao động với số tiền hơn 5.600 tỷ đồng; Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên 420 nghìn lượt lao động của 13.971 doanh nghiệp với số tiền đã giải ngân là hơn 220 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong công tác vận động ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Từ năm 2021 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống dịch với tổng số tiền trên 138 tỷ đồng, hàng hóa trị giá trên 657 tỷ đồng gồm hàng hóa, trang thiết bị y tế... Ủy ban MTTQ các cấp chuyển số tiền trên 448 tỷ đồng ủng hộ kinh phí mua vắc-xin về Quỹ vắc-xin của Chính phủ.

UBND phường Trung Tự tiến hành chi trả trợ cấp Covid-19 cho 2 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng (Ảnh: Nguyên Bảo)
UBND phường Trung Tự tiến hành chi trả trợ cấp Covid-19 cho 2 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng (Ảnh: Nguyên Bảo)

Đảm bảo an sinh cho những người yếu thế

Chia sẻ về kinh nghiệm vận động nguồn lực thực hiện công tác an sinh xã hội, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Phạm Anh Tuấn cho biết: Quán triệt phương châm “Bảo đảm an sinh xã hội là trọng yếu”, MTTQ các cấp Thành phố đã linh hoạt, kịp thời trong triển khai vận động các Quỹ và tạo sức lan tỏa, thu hút được sự tham gia của cả cộng đồng. Cụ thể, đã tuyên truyền vận động Nhân dân chủ động phòng chống dịch và chung tay ủng hộ công tác phòng, chống dịch với tổng giá trị trên 1.300 tỷ đồng; triển khai có hiệu quả các đợt vận động ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo Việt Nam” mỗi năm trên 50 tỷ đồng; tiếp nhận đăng ký và ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp với trên 134 tỷ đồng, phát động và tiếp nhận trên 17 tỷ đồng tiền mặt ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Đặc biệt đã có nhiều cách làm mới, thiết thực, mang tính bền vững trong giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, như hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.587 Nhà đại đoàn kết, cùng nhiều phương tiện lao động, sản xuất, học tập trị giá trên 66 tỷ đồng...

"MTTQ Thành phố luôn xác địn công tác chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và triển khai vận động ủng hộ các quỹ an sinh xã hội, thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng nội dung, mục đích, đối tượng"-ông Phạm Anh Tuấn chia sẻ.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Phạm Anh Tuấn tham luận tại Hội nghị
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Phạm Anh Tuấn tham luận tại Hội nghị

Còn tại quận Long Biên, để thực hiện công tác an sinh xã hội, quận đã chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Trung ương, Thành phố đối với các đối tượng, người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, đã chủ động xây dựng các đề án, đặc thù riêng như Đề án “Tăng nguồn cho vay giảm nghèo, hỗ trợ tạo việc làm bằng nguồn ngân sách quận” mỗi năm cấp 4 tỷ đồng để thực hiện (đến nay nguồn vốn cho vay theo Đề án trên 30 tỷ đồng); dạy nghề miễn phí; hỗ trợ bổ sung đủ mức đóng 100% bảo hiểm xã hội tự nguyện cho thành viên hộ cận nghèo đến năm 2025.

 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn-Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08-Ctr/TU ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác chăm lo đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08-Ctr/TU đề nghị các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới, chính sách đặc thù để người dân của Hà Nội được quan tâm, chăm lo với yêu cầu ở mức cao hơn, đối tượng mở rộng hơn so với trung ương-nhất là đối với người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn… Các chính sách đảm bảo tính đa dạng, toàn diện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, góp phần bao phủ toàn diện lưới an sinh của Thủ đô.

Đồng thời, tích cực vận động các nguồn xã hội hóa để thực hiện 120 mô hình hay, sáng tạo, hỗ trợ hàng chục nghìn người dân với kinh phí hàng chục tỷ đồng như: Vận động các nguồn lực xã hội hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân gặp khó khăn với trị giá trên 28 tỷ đồng; miễn, giảm tiền thuê trọ 10.500 phòng trọ, mặt bằng cho thuê, giảm số tiền 4,4 tỷ đồng; ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống dịch Covid-19 hơn 20,2 tỷ đồng; Quỹ phòng chống dich Covid-19 hơn 4.1 tỷ đồng...

Với quận Cầu Giấy, ngay từ đầu giai đoạn, lãnh đạo quận đã xác định mục tiêu giảm nghèo, cận nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị từ phường tới quận. Theo số liệu rà soát đầu giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn quận không còn hộ nghèo, có 23 hộ cận nghèo (chiếm 0,03%). Quận đặt chỉ tiêu không để phát sinh hộ nghèo mới;  Phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm 100% số hộ cận nghèo.

Để thực hiện các chỉ tiêu này, quận Cầu Giấy đã hỗ trợ thẻ BHYT, BHXH tự nguyện; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ cận nghèo và đối tượng Bảo trợ xã hội. Năm 2022 quận đã vận động Quỹ Vì người nghèo với số tiền trên 1,8 đồng; tổ chức trao hỗ trợ cho 23 hộ gia đình cận nghèo từ nguồn xã hội hoá với tổng số tiền hơn 642 triệu đồng. Nhờ thực hiện những giải pháp cụ thể, thiết thực, quận Cầu Giấy là quận đầu tiên của Thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn mới từ tháng 6/2017, không phát sinh hộ nghèo và đến cuối năm 2022 giảm 100% số hộ cận nghèo (hoàn thành sớm chỉ tiêu của năm 2023).