Trong ngày cưới, các chàng trai và cô gái đưa nhau đến đây để gửi khoá của mình lên những cây được dựng sẵn, tượng trưng cho một sự bền chặt của mối tình.
Đây không phải là chiếc khoá của một cái xe, một căn nhà mà bố mẹ tặng cho cô dâu chú rể làm quà tặng khi cưới xin. Nó là chiếc khoá như chúng ta vẫn thường thấy bày bán ở chợ hay các cửa hàng, nhưng nó lại mang một ý nghĩa tinh thần đặc sắc và lý thú.
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá riêng trong cưới hỏi, trong chuyện lứa đôi. Nét văn hoá ấy phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý của dân tộc. Cũng như ở ta, theo phong tục của người Nga thì lễ cưới là một yến tiệc kéo dài một, hai ngày, nhà nào khá giả có khi đến cả tuần lễ.
Người Nga cũng như người Việt, trước đó họ phải đến phòng đăng ký kết hôn của thành phố. Đây được coi là thủ tục quan trọng và trang trọng nhất của đám cưới. Có thể nói khi làm thủ tục xong ở phòng đăng ký kết hôn, họ đã thuộc về nhau.
Sau thủ tục tại phòng đăng ký kết hôn, thường thì sẽ đến nhà thờ để làm lễ. Nhưng hiện nay, thủ tục này rất ít thực hiện, hoặc đã được giản lược đi.
Xe của chú dể đến đón dâu. |
Việc chú rể và cô dâu cùng nhau ăn một ít bánh mỳ và muối cũng là nét truyền thống của văn hoá Nga.
Giai đoạn quan trọng nhất trong ngày thứ hai của lễ cưới là tiết mục “lật tẩy”. Tập quán đòi hỏi cô dâu sự vẹn toàn trinh trắng...
Trong hầu hết các đám cưới ở Nga, vào những năm trước; nhất định phải chụp ảnh cô dâu chú rể trước một tượng đài hoặc một văn bia lịch sử nào đó.
Những cái cây được dựng sẵn để các đôi uyên ương gửi khoá của mình lên những cái cây này, tượng trưng cho một sự bền chặt của mối tình. |
Nước Nga vào mùa cuới cũng không khác gì mùa cưới của người Việt, đó là vào mùa đông và mùa xuân. Ở Nga cuối Thu đầu Đông là lúc những cây phong, cây bạch dương vàng rực trên những con đường, những cánh rừng. Ai đã từng xem tranh của hoạ sỹ Nga nổi tiếng Levitan về mùa thu vàng nước Nga đều say mê bởi những sắc vàng óng ả trên những con đường, những cái cây, chiếc lá. Tuy nhiên thực tế còn đẹp và nên thơ hơn. Một con đường chạy dài vàng óng, một cánh rừng bạt ngàn san sát những cây phong, cây bạch dương vàng rực trong ráng chiều như tấm lụa thả lên bầu trời. Và đó cũng bắt đầu là mùa cưới.
Những sáng chủ nhật, cũng có khi là ngày thường của mùa cưới, nhiều đôi đã đến Quảng trường Đỏ, đến bên dòng Matxcova, nơi có cây cầu bắc sang một Viện bảo tàng để làm một "nghi lễ đặc biệt". Ở đấy người Matxcova đã dựng lên những cái cây bằng kim loại. Nó không quá cao, chỉ tầm đủ để cho các đôi uyên ương có thể với tay đến nơi cao nhất. Trong ngày cưới, các chàng trai và cô gái đưa nhau đến đây để gửi khoá của mình lên những cây này, tượng trưng cho một sự bền chặt của mối tình. Họ đã "khoá" tình yêu lại với nhau, như là một lời nguyện thề gắn bó bền chặt.
Họ đã "khoá" tình yêu lại với nhau, như là một lời nguyện thề gắn bó keo sơn |