Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyện chuyển đổi xe xăng sang điện ở Trung Quốc

Kinhtedothi - Trung Quốc là quốc gia mới nhất đưa ra kế hoạch loại bỏ xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gia nhập danh sách ngày càng dài các quốc gia đã công bố những kế hoạch tương tự.

Lựa chọn hợp lý

“Tôi dùng xe điện vì tôi nghèo,” Lu Yunfeng, một tài xế lái xe thuê, chia sẻ tại một trạm sạc ở ngoại ô Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc.

Đứng gần đó, Sun Jingguo đồng tình: “Chi phí lái xe xăng quá cao. Tôi tiết kiệm được tiền khi lái xe điện,” anh nói.

“Việc này cũng bảo vệ môi trường,” anh nói, trong khi đang đứng dựa vào chiếc xe điện Beijing U7 màu trắng của mình.

Trung Quốc xây dựng mạng lưới trạm sạc công cộng lớn nhất thế giới, tập trung ở các thành phố lớn, giúp tài xế có thể tiếp cận trạm sạc gần nhất chỉ trong vài phút. Ảnh: BBC

Giới trẻ Trung Quốc yêu thích công nghệ, nhưng các khoản trợ cấp khổng lồ của chính phủ mới là yếu tố chính, theo nghiên cứu của CSIS. Người dân được trợ cấp khi đổi xe xăng sang xe điện, được miễn thuế, và được sạc điện công cộng với giá rẻ.

Nhờ đó, anh Lu đã chuyển sang xe điện hai năm trước. Trước đây, anh phải tốn 200 Nhân dân tệ (~28 USD) để đi 400km. Giờ đây, chi phí chỉ còn 1/4.

Bình thường, người dân phải trả vài ngàn USD cho biển số xe, thậm chí đắt hơn cả xe. Nhưng với xe điện, anh Lu được cấp biển xanh miễn phí.

“Người giàu lái xe xăng vì họ có điều kiện. Còn xe điện là hợp lý với tôi,” anh nói.

Một người khác ở Thượng Hải, giới thiệu tên tiếng Anh là Daisy, không cần sạc xe mà thay pin tại trạm đổi pin tự động của hãng Nio. Chỉ mất dưới 3 phút để đổi pin đầy, công nghệ hiện đại hơn hẳn mà giá vẫn rẻ hơn một bình xăng.

Đây là kiểu đối thoại mà các nhà hoạt động vì khí hậu hằng mong đợi. Tại nhiều quốc gia, xe điện được xem là món hàng xa xỉ.

Nhưng tại Trung Quốc, nơi gần một nửa số xe bán ra năm ngoái là xe điện, đó lại là thực tế rất đời thường.

Đầu thế kỷ 21, lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch thống trị các công nghệ của tương lai. Từng là một quốc gia của xe đạp, giờ đây Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về xe điện. Với hơn 18 triệu dân tại Quảng Châu, âm thanh giờ cao điểm giờ đây chỉ còn là tiếng rì rầm nhẹ nhàng.

“Khi nói đến xe điện, Trung Quốc đi trước 10 năm và tốt hơn gấp 10 lần bất kỳ quốc gia nào khác,” nhà phân tích ngành ô tô Michael Dunne nhận định. BYD của Trung Quốc hiện là hãng dẫn đầu thị trường xe điện toàn cầu, sau khi vượt qua đối thủ Mỹ Tesla, vào đầu năm nay. Doanh nghiệp này được hỗ trợ nhờ thị trường nội địa khổng lồ với hơn 1,4 tỷ dân và hiện đang hướng đến thị trường xuất khẩu. Nhiều startup xe điện khác tại Trung Quốc cũng đang hướng tới thị trường đại chúng với mức giá hợp lý.

Từ tham vọng tới hiện thực

Trung Quốc là quốc gia mới nhất đưa ra kế hoạch loại bỏ xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gia nhập danh sách ngày càng dài các quốc gia đã công bố những kế hoạch tương tự.

Xe điện đã được đưa vào kế hoạch phát triển 5 năm của Trung Quốc từ năm 2001. Chính phủ mới đây khẳng định đến năm 2035, tất cả các phương tiện mới bán ra tại nước này phải là “xe năng lượng mới”. Trong số đó, 50% phải là xe điện, xe sử dụng pin nhiên liệu hoặc xe hybrid sạc điện; 50% còn lại là xe hybrid thông thường.

xây dựng mạng lưới trạm sạc công cộng lớn nhất thế giới, tập trung ở các thành phố lớn, giúp tài xế có thể tiếp cận trạm sạc gần nhất chỉ trong vài phút. Ảnh: TTnews

Từ năm 2009, Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp các khoản trợ cấp nhằm khuyến khích người dân mua xe năng lượng mới. Đến năm 2024, các loại xe này chiếm khoảng 5% tổng số xe mới bán ra. Trên toàn cầu, khoảng một nửa số xe điện và xe năng lượng mới được tiêu thụ tại Trung Quốc.

Để có được những kết quả này, từ năm 2013, một hệ thống mới triển khai cũng yêu cầu các nhà sản xuất vừa phải nâng cao hiệu suất xe xăng/diesel vừa phải sản xuất một tỷ lệ nhất định xe điện. Những chính sách này đang buộc các hãng phải chuyển hướng sang xe điện.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng đã tiêu tốn chi phí khổng lồ cho các hãng xe: thiết bị cũ phải loại bỏ, dây chuyền sản xuất phải thay đổi. Cùng với đó là vấn đề phạm vi hoạt động và sạc điện, khiến việc thay thế trở nên phức tạp và khó khăn.

Trung Quốc đã phải triển khai những cải cách lớn liên quan tới hệ thống điện để thích nghi với hạ tầng sạc và phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn để vận hành xe điện, những yếu tố đòi hỏi quy hoạch dài hạn, phối hợp đồng bộ giữa công nghiệp và đô thị.

Chuyện ở thành phố nhỏ

Nơi thực hiện thí điểm ban đầu kế hoạch chuyển đổi xe xăng sang điện là ở các thành phố của nhỏ của Trung Quốc. Tháng 9 năm 2016, thành phố Thái Nguyên (Taiyuan), Trung Quốc trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới chuyển toàn bộ đội xe taxi sang xe điện.

Tuy nhiên, Thái Nguyên may mắn ở chỗ: đội taxi chỉ khoảng 9.000 chiếc, và phần lớn đều đã đến hạn thay mới. Chính quyền Thái Nguyên cũng cung cấp trợ cấp gấp đôi mức quốc gia, tạo động lực rất mạnh để tài xế chuyển sang xe điện.

Họ cũng thu hút thành công BYD đầu tư vào địa phương, nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào khai thác than. Tuy vậy, Thái Nguyên vẫn gặp vấn đề phân phối trạm sạc, đôi khi khiến lưới điện bị quá tải. Để tăng số lượng xe điện hơn nữa, thành phố đã phải điều chỉnh quy hoạch kỹ hơn. Việc chuyển đổi thành công của Thái Nguyên đã trở thành bài học cho việc chuyển đổi sau này tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, nơi có 66.000 taxi và 5,5 triệu xe ô tô vào thời điểm đó.

Theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện của Trung Quốc diễn ra từ từ và có lộ trình. Trong đó, việc phổ cập xe điện, nâng cấp lưới điện và cải cách thị trường điện lực là những bước đi phải được thực hiện đồng thời.

Kế hoạch tổng thể

Để hiểu lý do xe điện có thể thống trị tại Trung Quốc, giới phân tích thường nhắc đến ông Vạn Cương,  một kỹ sư được đào tạo tại Đức và trở thành Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ của Trung Quốc vào năm 2007.

Khi đó, các hãng xe Trung Quốc không thể cạnh tranh với các thương hiệu đến từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản về chất lượng và uy tín.

Sự kết hợp giữa kế hoạch dài hạn và nguồn tài trợ của chính phủ đã cho phép Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng xe điện. Ảnh: BBC

Tuy nhiên, Trung Quốc có nguồn tài nguyên dồi dào, lực lượng lao động tay nghề cao và hệ sinh thái cung ứng phát triển. Ông Vạn quyết định “thay đổi cuộc chơi” bằng cách chuyển hướng sang xe điện.

Mặc dù xe điện đã được đưa vào kế hoạch phát triển 5 năm của Trung Quốc từ năm 2001, nhưng mãi đến thập kỷ 2010, chính phủ mới bắt đầu rót các khoản trợ cấp khổng lồ để phát triển ngành công nghiệp này. Trung Quốc cũng có khả năng huy động toàn bộ nền kinh tế trong nhiều năm để đạt được mục tiêu. Các dự án hạ tầng khổng lồ và sự thống trị trong sản xuất là minh chứng rõ ràng.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), từ năm 2009 đến cuối năm 2023, Bắc Kinh đã chi khoảng 231 tỷ USD để phát triển ngành công nghiệp xe điện.

Từ người tiêu dùng, hãng sản xuất, nhà cung cấp điện, đến công ty pin, tất cả đều nhận được hỗ trợ tài chính. Nhờ vậy, BYD đã chuyển từ sản xuất pin điện thoại thông minh sang làm xe điện.

Công ty CATL, có trụ sở tại Ninh Đức, được thành lập năm 2011, hiện sản xuất 1/3 tổng số pin xe điện toàn cầu, cung ứng cho Tesla, Volkswagen, Ford... Kế hoạch dài hạn và hỗ trợ từ chính phủ cũng giúp Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng pin quan trọng toàn cầu. Trung Quốc hiện sở hữu mạng lưới trạm sạc công cộng lớn nhất thế giới, tập trung ở các thành phố lớn, giúp tài xế có thể tiếp cận trạm sạc gần nhất chỉ trong vài phút.

Một thủ đô châu Âu cấm xe xăng từ 2025

Một thủ đô châu Âu cấm xe xăng từ 2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản đạt kỷ lục

Số lượng người nước ngoài tại Nhật Bản đạt kỷ lục

16 Mar, 07:17 AM

Kinhtedothi - Theo dữ liệu công bố vào thứ Sáu, số người nước ngoài tại Nhật Bản đã tăng nhanh gấp đôi so với dự đoán của chính phủ, đạt mức kỷ lục 3,77 triệu người vào năm ngoái, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt đỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ