Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyển đổi nhận thức hành động nếu muốn du lịch xanh phát triển

Kinhtedothi - Để chuyển đổi du lịch xanh cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Diễn đàn “Phát triển các điểm đến xanh nâng tầm du lịch Việt” do Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức (11/4).

Hiệu quả thực tế được chứng minh ở một số địa phương 

Trong Quyết định số 882/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ưu tiên phát triển các loại hình du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển sản phẩm du lịch xanh. Đặc biệt, trong Nghị quyết số 82/NQ-CP về các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, Chính phủ đã chỉ đạo ngành Du lịch xây dựng và triển khai chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023-2025. Điều này cho thấy, việc chuyển đổi du lịch xanh là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho biết, từ năm 2018-2019, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phát động phong trào “Du lịch Việt Nam - Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa”, bước đầu tạo sự chuyển biến trong nhận thức cho những người làm du lịch. “Du lịch không chỉ là ngành kinh tế tổng hợp đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP, tạo việc làm và thúc đẩy giao lưu văn hóa mà là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tài nguyên cạn kiêt, ngành du lịch phải chuyển mình mạnh mẽ. Chuyển đổi xanh trong du lịch không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc nếu ngành du lịch muốn phát triển lâu dài” - ông Vũ Thế Bình nhận định.

Các đại biểu trao đổi tại diễn đàn “Phát triển các điểm đến xanh nâng tầm du lịch Việt”. Ảnh: Hoài Nam

Nhận định du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế du lịch Nguyễn Văn Đính cho rằng, du lịch xanh cần được hiểu theo nghĩa tăng trưởng kinh tế xanh thông qua phân phối sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch, công trình xanh. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi phát triển du lịch cộng đồng & kinh tế tuần hoàn, trong đó hỗ trợ các làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho người dân địa phương ưu tiên các sản phẩm, thực phẩm hữu cơ và hàng thủ công địa phương. Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm du lịch theo hướng giáo dục du khách về du lịch bền vững. Khuyến khích khách du lịch tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.

Thực tế cho thấy hiện nay, du lịch xanh đang được nhiều địa phương thực hiện với nhiều mô hình hiệu quả. Điển hình như huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) khuyến cáo người dân và du khách không mang đồ dùng nhựa ra đảo. Tỉnh Quảng Nam ban hành nhiều chính sách phát triển bền vững như “Xây dựng thành phố Hội An - Thành phố sinh thái”; triển khai dự án “Nâng cao nhận thức đối với chất thải rắn. Tỉnh Ninh Bình xây dựng nhiều sản phẩm du lịch xanh, hướng đến trải nghiệm thiên nhiên...

Cần sự chung tay từ nhiều phía

Mặc dù nhận định chuyển đổi du lịch xanh đã có sự chuyển biến nhưng theo các chuyên gia, việc phát triển du lịch xanh tại Việt Nam vẫn chưa đồng bộ. Nhiều địa phương thực hiện manh mún “mạnh ai nấy làm”. Vì thế, du lịch xanh tại Việt Nam chưa hình thành hệ thống. Từ thực tiễn của doanh nghiệp đang thực hiện chuyển đổi du lịch xanh, Chủ tịch LuxGroup Phạm Hà phản ánh, việc đầu tư vào thiết bị tiết kiệm năng lượng, xử lý rác thải, vật tư thân thiện môi trường… đòi hỏi chi phí cao và thời gian hoàn vốn dài. Bên cạnh đó giá thành sản phẩm du lịch khá cao khiến dòng sản phẩm này khó tiếp cận thị trường đại chúng. Không chỉ có vật hiện chưa có chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng hay tiếp cận thị trường, đấu thầu sản phẩm khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với việc chuyển đổi sang du lịch xanh.

Đồng tình với ý kiến này, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển Tùng Lâm (Quảng Ninh) Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, đơn vị chủ trương sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, không dùng đồ nhựa trong các phòng lưu trú. Tuy nhiên, không phải khách du lịch nào cũng ý thức trong việc sử dụng những đồ dùng thân thiện. “Muốn chuyển đổi du lịch xanh cần phải có sự đổi mới về tư duy, nhận thức của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lẫn du khách. Nếu chỉ một đơn vị thực hiện thì cũng không thể nào thúc đẩy việc chuyển đổi du lịch xanh hiệu quả” - bà Nguyễn Thị Thu Hà thông tin.

Để phát triển du lịch xanh, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Du lịch Vũ Quốc Trí đề nghị các cơ quan, DN cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân, du khách; cải thiện năng lực quản lý chất lượng khách du lịch, không để các điểm du lịch quá tải ảnh hưởng đến môi trường thiên nhiên. 

Ở góc độ DN lữ hành, Phó Chủ tịch Thường trực Liên chi hội Lữ hành Việt Nam Phùng Quang Thắng cho rằng, trong quá trình thực hành thí điểm chương trình chuyển đổi xanh theo Bộ tiểu chí Du lịch xanh VITA cho thấy DN đang thiếu nhân lực chuyên môn, kinh nghiệm, kinh phí chuyển đổi xanh; nhiều DN vẫn giữ thói quen kinh doanh theo kiểu cũ. Để khắc phục khó khăn này đòi hỏi sự đồng hành từ cơ quan quản lý, địa phương, DN, cộng đồng và du khách. Đặc biệt, cơ quan quản lý cần đẩy mạnh việc tập huấn chuyển đổi xanh cho DN, các cơ sở đào tạo cần đưa chuyển đổi xanh vào quá trình đào tạo.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Khánh Huy

Theo các chuyên để du lịch xanh phát triển mạnh mẽ đòi hỏi các doanh nghiệp, điểm đến đẩy mạnh thông tin, quảng bá tới du khách, người dân.

Nói về việc cần thiết truyền thông về du lịch xanh, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị nêu rõ, trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn cho GDP quốc gia. Trong bối cảnh đó, báo chí – với vai trò là cầu nối thông tin, diễn đàn của người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, định hướng hành động và lan tỏa các giá trị của điểm đến xanh trong phát triển du lịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Đồng thời quảng bá hình ảnh điểm đến xanh qua đó hu hút du khách có trách nhiệm, những người sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho những trải nghiệm bền vững; gia tăng giá trị thương hiệu cho các địa phương cam kết phát triển xanh; khuyến khích nhân rộng các mô hình du lịch xanh trên cả nước…

Nhưng để làm được điều này đòi hỏi trong thời gian tới các báo nên xây dựng chuyên trang, chuyên mục về du lịch xanh để tập trung đưa tin, phân tích chuyên sâu về chủ đề này. Đồng khởi xướng hoặc đồng hành cùng các chiến dịch truyền thông như: “Nói không với rác thải nhựa tại điểm du lịch”; “Một chuyến đi – Một cây xanh”; “Lựa chọn khách sạn xanh – sống trọn trải nghiệm xanh”… Thông qua loạt bài, phóng sự, tọa đàm trực tuyến, talkshow, báo chí sẽ tạo ra phong trào xã hội rộng lớn ủng hộ du lịch xanh. Đặc biệt phối hợp với các cơ quan chức năng, giới thiệu, tôn vinh các DN, cộng đồng, cá nhân có sáng kiến xuất sắc trong phát triển du lịch xanh. Từ đó tạo động lực, xây dựng hình mẫu tích cực cho xã hội noi theo.

Tại diễn đàn, HHDLVN đã ra mắt Liên chi hội Du lịch xanh Việt Nam và lễ ký kết chương trình hợp tác giữa Tiktok và VITA về phát triển du lịch xanh tại Việt Nam. Ảnh: Khánh Huy

“Trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí cần nâng cao trình chuyên môn hơn nữa cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên viết về du lịch xanh và phát triển bền vững. “Nhưng để làm được điều này đòi hỏi Hiệp hội du lịch Việt Nam phối hợp với các báo tổ chức chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu. Tăng cường phối hợp giữa báo chí với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, môi trường, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để khai thác nguồn thông tin chính xác, cập nhật và phong phú”- Tổng biên tập Nguyễn Thành Lợi kiến nghị.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy, để du lịch xanh phát triển ngành du lịch mong muốn các địa phương có những địa điểm được công nhận điểm du lịch quốc gia đẩy mạnh kêu gọi đầu tư phát triển du lịch xanh, điểm đến xanh. Ảnh: Khánh Huy

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy, để du lịch xanh phát triển ngành du lịch mong muốn các địa phương có những địa điểm được công nhận điểm du lịch quốc gia đẩy mạnh kêu gọi đầu tư phát triển du lịch xanh, điểm đến xanh. Bên cạnh đó, các địa phương cần xác định được trách nhiệm phát triển du lịch xanh trong việc xây dựng kế hoạch phát triển. "Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch đã ban hành kế hoạch kiểm đếm các diểm du lịch, đây là cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp phát triển điểm du lịch xanh tâm cỡ quốc tế"-ông Phạm Văn Thủy nhấn mạnh. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn

Thu hẹp khoảng cách thành thị - nông thôn

13 Apr, 07:02 AM

Kinhtedothi – Tính đến hết quý I/2025, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đây là tiền đề quan trọng để cả nước bước vào giai đoạn mới với mục tiêu đưa nông thôn tiến gần thành thị.

Giá vàng hôm nay 13/4: một tuần đầy biến động, vàng miếng tăng trên 6 triệu đồng và không ngừng lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay 13/4: một tuần đầy biến động, vàng miếng tăng trên 6 triệu đồng và không ngừng lập đỉnh mới

13 Apr, 06:37 AM

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 13/4, thị trường thế giới có một tuần đầy biến động, đầu tuần với mức giảm mạnh, giá kim loại quý rơi xuống dưới mức 3.000 USD/ounce. Tuy nhiên, tuyên bố về áp thuế đối ứng của ông Trump đã khiến thị trường cả trong nước và quốc tế cùng dậy “sóng”, giá vàng liên tục lập đỉnh mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ