Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyển đổi số - động lực đổi mới bộ máy Đảng, đoàn thể Hà Nội

Kinhtedothi - Sáng 9/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan đảng, đoàn thể TP Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 204) chủ trì Hội nghị kết quả triển khai Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, đoàn thể Thành phố 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Minh Hải và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Hội nghị kết quả triển khai Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, đoàn thể TP.

Ứng dụng môi trường số các thủ tục Đảng giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm

Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Ban Chỉ đạo 204 đã tổ chức phiên họp đầu tiên, thông qua quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và xây dựng kế hoạch triển khai Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, đoàn thể TP Hà Nội.

Một trong những điểm nhấn nổi bật là công tác tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ. Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo các ban Đảng, Văn phòng Thành ủy và các đơn vị trực thuộc rà soát, xây dựng, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính liên quan đến công tác Đảng, đề xuất sửa đổi, bổ sung để triển khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đặc biệt, Hà Nội là địa phương tiên phong xây dựng và tích hợp 4 thủ tục hành chính Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, gồm: thu, nộp đảng phí; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy, chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên; chuyển sinh hoạt đảng chính thức và chuyển sinh hoạt đảng tạm thời. Tháng 6/2025, Thành ủy Hà Nội chính thức thí điểm triển khai các thủ tục này tại tất cả các tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ Thành phố có điều kiện truy cập và sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Việc đưa thủ tục Đảng lên môi trường số được các tổ chức Đảng, đảng viên đánh giá cao về hiệu quả, tiết kiệm, minh bạch. Riêng thủ tục lấy ý kiến nhận xét nơi cư trú, dự kiến giúp Hà Nội tiết kiệm khoảng 250 tỷ đồng mỗi năm.

Hà Nội là địa phương tiên phong xây dựng và tích hợp 4 thủ tục hành chính Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngày càng cao, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo rà soát, tăng cường đầu tư cho hạ tầng thông tin, mở rộng hệ thống hội nghị trực tuyến, trang bị thiết bị đầu cuối cho các cơ sở mới chia tách, sáp nhập, xây dựng phương án trang bị hệ thống giám sát, bảo đảm an ninh thông tin…

Một bước tiến quan trọng khác là phát triển các nền tảng số, ứng dụng số, dữ liệu số dùng chung. Việc triển khai các ứng dụng dùng chung này giúp thống nhất quản lý, chia sẻ, khai thác dữ liệu, tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực, nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả quản lý.

Tính đến 10/6, hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã có 2.157 đơn vị, 4.682 tài khoản cá nhân sử dụng; 2.125 văn bản đi, 36.132 văn bản đến; 935 chữ ký số tổ chức và 1.957 chữ ký số cá nhân đã được cấp. Hệ thống trợ lý ảo hỏi đáp văn kiện hoàn thành 8.381 câu hỏi, ghi nhận 1.004 phiên trò chuyện với 2.479 tin nhắn…

Công tác số hóa hồ sơ, tài liệu Đảng cũng được đẩy mạnh. Đến 30/4/2025, tổng số tài liệu lưu trữ của Đảng bộ TP Hà Nội là 23.622,9 mét, trong đó đã số hóa được 1.454,9 mét tài liệu. Việc số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung là nền tảng quan trọng để triển khai các ứng dụng số, phục vụ quản lý, điều hành, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số.

Có thể khẳng định, sau 6 tháng đầu năm 2025, Hà Nội đã tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động, tổ chức thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, đoàn thể. Hạ tầng số, ứng dụng số, dữ liệu số dùng chung được xây dựng, vận hành đồng bộ; nhiều thủ tục hành chính Đảng đã được số hóa, tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, tạo thuận lợi lớn cho cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng các cấp.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, quá trình triển khai Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, đoàn thể TP Hà Nội vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: hạ tầng chưa đồng bộ; nguồn nhân lực cũng như kinh phí đầu tư cho chuyển đổi số còn hạn chế…

Số hóa tài liệu là công việc cấp bách

Tại hội nghị, Ban Tổ chức Thành ủy, Sở KH&CN, Văn phòng Thành ủy, Trung tâm phục vụ Hành chính công đã báo cáo định hướng sắp tới trong việc tổ chức cơ sở dữ liệu đảng viên; số hóa tài liệu; thực trạng hạ tầng dùng chung hiện nay tại các xã, phường nhằm đảm bảo kết nối đường truyền diện rộng cũng như Internet tốc độ cao, đảm bảo thiết bị đầu cuối thông suốt…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo 204, đã thẳng thắn nhìn nhận những kết quả còn khiêm tốn trong công tác triển khai Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, đoàn thể TP Hà. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh: "Dù có nhiều nỗ lực từ các cơ quan, đơn vị, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của Thủ đô".

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chỉ rõ: "Sau khi Thành phố thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình 2 cấp với 126 xã, phường mới, nếu không tăng tốc, sẽ làm chậm công tác chuyển đổi số của Thành phố".

Để tạo ra sự chuyển biến thực chất, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã đưa ra một số chỉ đạo quan trọng. Trong đó, cần xây dựng lại báo cáo đánh giá một cách thẳng thắn, trung thực, chỉ rõ những mặt làm được và mặt còn tồn tại. Phải xác định rõ vị trí của Hà Nội trong bảng xếp hạng chuyển đổi số của cả nước. Thống nhất quan điểm của Trung ương, chỉ sử dụng một nền tảng duy nhất, không xây dựng các phần mềm riêng lẻ.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng chỉ đạo rà soát và xây dựng lại chương trình công tác 6 tháng cuối năm một cách khoa học và khả thi. Về lưu trữ và số hóa tài liệu, cần coi đây là nhiệm vụ cấp bách, phải triển khai ngay từ đầu đối với các đơn vị mới.

Ngoài ra, thành lập nhóm chuyên gia để tham mưu cho Ban Chỉ đạo, đồng thời rà soát, cơ cấu lại tổ giúp việc theo hướng tinh gọn và hiệu quả hơn. Qua đó, thể hiện quyết tâm rất cao của Thường trực Thành ủy trong việc tạo ra một bước đột phá trong công tác chuyển đổi số của Thành phố, xứng đáng với vai trò và vị thế của Thủ đô.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm là tăng cường chuyển đổi số trong nội bộ từng cơ quan cũng như tăng cường hỗ trợ, tập huấn cho cơ sở; ưu tiên đầu tư hạ tầng, hoàn thiện hệ thống phòng họp trực tuyến…

"Các đơn vị phải có sự thay đổi căn bản trong nhận thức về chuyển đổi số. Ngoài ra, yêu cầu mỗi đồng chí lãnh đạo, mỗi thủ trưởng đơn vị phải thực sự là hạt nhân, là người truyền cảm hứng và dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị mình, góp phần vào thành công chung của Thành phố" - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chỉ đạo.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyền 2 cấp tại Hà Nội

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả hoạt động chính quyền 2 cấp tại Hà Nội

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quy định mới về bán, thanh lý tài sản công

Quy định mới về bán, thanh lý tài sản công

09 Jul, 08:33 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 186/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, Nghị định quy định rõ về bán, thanh lý tài sản công.

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

09 Jul, 05:56 PM

Kinhtedothi - Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ