Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Kinhtedothi - Xác định chuyển đổi số là giải pháp thúc đẩy phát triển, giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ.

An toàn thông tin và xã hội số, nông dân số vẫn ở bước đầu triển khai

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của Bộ NN&PTNT), từ đầu năm 2023 đến nay, Bộ NN&PTNT đã triển khai thực hiện 43/51 nhiệm vụ trọng tâm được giao trong Kế hoạch Chuyển đổi số của Bộ.

Trong đó, các nhiệm vụ về lĩnh vực nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, nhân lực số, chính phủ số, kinh tế nông nghiệp số đã triển khai tương đối đầy đủ. Song, nhiệm vụ an toàn thông tin và xã hội số - nông dân số vẫn đang ở bước đầu triển khai.

Bộ NN&PTNT đang tích cực triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả.

Từ năm 2022 đến nay, hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ tiếp tục được nâng cấp. Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu phương án xây dựng Trung tâm điều hành quản lý an toàn thông tin của Bộ (SOC). Các đơn vị thuộc Bộ cũng chủ động triển khai nhiệm vụ được phân công.

Theo Cục Trồng trọt, trong thời gian qua, đơn vị đã chủ trì triển khai phát triển dữ liệu vùng sản xuất, vùng nguyên liệu tập trung, nguồn cung gắn với chỉ dẫn địa lý thuộc lĩnh vực trồng trọt, đồng thời hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cấp và quản lý mã số vùng trồng trực tuyến.

Cục Thú y cho biết đã triển khai phát triển và hoàn thiện dữ liệu lớn về thú y, giám sát, cảnh báo dịch bệnh động vật. Trong khi Cục Thủy lợi đã chủ động nghiên cứu triển khai xây dựng Bản đồ trực tuyến hỗ trợ quản lý điều hành hạn hán xâm nhập mặn, xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài sản, kết cấu công trình thuỷ lợi…

Cấp trưởng phải là những người “nhận thức số”

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đơn cử như nhận thức trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số chưa thấu đáo; văn bản pháp lý hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi số còn thiếu, chưa đầy đủ; hoạt động chuyển đổi số là bài toán nghiệp vụ phải đi trước quy trình kỹ thuật, quá nhiều phần mềm và thiếu nền tảng tập trung… 

 

“Cần coi chuyển đổi số là nhiệm vụ, đam mê, đừng nghĩ nó là áp lực cho mình, cần biết mục đích, mục tiêu của nó sẽ giải quyết bài toán gì trong nhiệm vụ quản lý của mình. Khi chúng ta biết mục tiêu rồi, chúng ta sẽ giản lược được dữ liệu lại, sẽ thấy chặng đường chúng ta sẽ đi như thế nào, đi tới đâu chứ không thể nhận thức lơ mơ. Chúng ta chia nhỏ lộ trình ra sẽ có kế hoạch cụ thể để từ đó có bước đi rõ ràng, nếu không sẽ thấy nó rất mênh mông”

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan

Bộ NN&PTNT nhận thức được rằng chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, mà trong nông nghiệp, tri thức ngành chính là kinh tế số nông nghiệp. Chuyển đổi số chính là thay đổi tư duy, thói quen, văn hóa làm việc, liên kết, hướng tới quản trị số trong quản lý nhà nước ngành nông nghiệp, từ đó giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, công tác chuyển đổi số đã làm được một số việc nhưng cũng còn có nhiều việc chưa được triển khai. “Xếp hạng chuyển đổi số của Bộ đứng thứ 15/17 Bộ, ngành; bộ chỉ số này đưa ra không phải để ganh đua, thành tích mà nó là tiêu chí đánh giá để biết mình đang ở đâu, mình còn yếu cái gì… Điều đó mới quan trọng” - Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhìn nhận.

Để khắc phục những tồn tại này, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu các trưởng đơn vị phải là những người “nhận thức số” đầu tiên, rồi mới đến cán bộ thuộc đơn vị mình. “Nếu cấp trưởng không quyết tâm, không bao giờ chuyển đổi số được” - Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyên Hoàng Hiệp đề nghị tất cả các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện 2 nhiệm vụ quan trọng Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia giao cho Bộ NN&PTNT. Trước tiên, cần làm rõ vai trò, nhiệm vụ của các đơn vị trong việc phối hợp các địa phương để hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số sao cho đồng bộ, tránh lãng phí.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ