Chuyên gia an ninh mạng Việt cảnh báo nguy cơ từ ChatGPT

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Được phát triển bởi OpenAI và chính thức ra mắt tháng 11/2022, ChatGPT đã và đang tạo cơn sốt toàn cầu với khả năng giao tiếp linh hoạt. Mỗi ngày có khoảng 13 triệu lượt người truy cập ứng dụng này. Tuy nhiên, Chat GPT vẫn còn tiềm ẩn một số nguy cơ về an ninh mạng.

Theo các chuyên gia Bkav, ChatGPT tồn tại các mối  nguy hại về an ninh mạng như: các dịch vụ đăng ký tài khoản ChatGPT giả mạo, lợi dụng ChatGPT để tạo ra mã độc và vượt qua các cơ chế bảo mật.

Được biết, ChatGPT chưa được OpenAI cho phép đăng ký sử dụng tại Việt Nam. Người dùng Việt Nam phải tìm cách mua lại các tài khoản đăng ký từ nước ngoài với mức giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Đánh vào nhu cầu của người dùng, nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo (nhận tiền đăng ký tài khoản rồi biến mất).

ChatGPT tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh mạng.
ChatGPT tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh mạng.

Sức nóng của ChatGPT tạo cơ hội cho nhiều đối tượng tạo các ứng dụng gả mạo với logo hay tên gọi gần giống ChatGPT để  kiếm tiền của người dùng.

Một số ứng dụng trên nền tảng Android yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập sau đó đánh cắp thông tin và dữ liệu người dùng. Google Play đã rà soát và gỡ bỏ các ứng dụng giả mạo nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều ứng dụng như thế.

Một số website có tên miền gần giống với website chính thức, khi truy cập người dùng sẽ được kết nối với trang thông tin yêu cầu điền các thông tin thẻ ứng dựng để mua bản cao cấp từ đó đánh cắp thẻ của người dùng.

Lợi dụng khả năng viết code của GPT, nhiều mã lệnh phục vụ mục đích xấu được tạo ra, các đoạn code đó được công khai chia sẻ trên nhiều diễn đàn hacker. Các biện pháp đã được đưa ra để ngăn chặn ứng dụng này đưa câu trả lời cho các hành động nguy hiểm nhưng hiệu quả chưa cao.

Lợi dụng ChatGPT, nhiều tin tặc cũng thực hiện hành vi lừa đảo qua tin nhắn hoặc email với cơ chế tinh vi, vượt mặt các công nghệ phát hiện email spam.

Để tránh mối nguy hiểm mà ChatGPT có thể tạo ra, các chuyên gia Bkav khuyến cáo:

ChatGPT hiện chỉ cung cấp duy nhất qua trang web tại địa chỉ: https://chat.openai.com. Microsost và OpenAI cũng đã đưa AI được cái tiến dựa trên ChatGPT vào công cụ Bing. Các trang web, ứng dụng khác đều là giả mạo, không nên sử dụng.

Người dùng cũng cần cẩn trọng với các email có đính kèm đường dẫn, file thực thi. Có thể kiểm tra đường dẫn trước khi mở bằng cách sử dụng các công cụ https://sitecheck.sucuri.net/ hay https://check.spamhaus.org/ để kiểm tra đường dẫn và https://www.virustotal.com/.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần sử dụng các giải pháp, phần mềm an ninh mạng trên máy tính cũng như điện thoại để bảo vệ chúng khỏi các mối nguy hại.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần