Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Căn hộ chung cư cũ được săn lùng

Kinhtedothi - Chung cư, nhà tập thể cũ vốn là sản phẩm khá “kén” khách, bởi lẽ đây đều là những căn nhà có tuổi đời vài chục năm, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt. Nhưng thời gian gần đây, sản phẩm này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng từ 10 - 20%.
Tăng giá bán
Anh Nguyễn Thành Đạt, một môi giới bất động sản chia sẻ, thời gian gần đây, những căn hộ tập thể cũ bỗng nhiên được săn lùng, sau một thời gian dài bị “thất sủng”. Đơn cử, một căn tập thể cũ tại khu G2 Thành Công (quận Ba Đình) trước đây rao bán hơn 1,6 tỷ đồng (khoảng 35 triệu đồng/m2), tuy nhiên, đến đầu tháng 8 này, ngôi nhà diện tích trên sổ là 42,5m2, đã được đẩy lên hơn 2 tỷ đồng, xấp xỉ 44 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, một căn hộ khác, diện tích 40m2 ở B3 Giảng Võ, hồi đầu năm chủ nhà rao bán giá 1,8 tỷ đồng, nay cũng tăng lên 2,3 tỷ đồng.
Nhiều căn hộ tập thể cũ đang có hiện tượng tăng giá. (Ảnh: Thành Luân)
Những căn hộ chung cư cũ, thường được người môi giới bất động sản gọi là căn hộ "ba không" (không phí dịch vụ, phòng cháy chữa cháy, hồ sơ pháp lý) thời gian gần đây bỗng trở nên "đắt hàng" bởi Chính phủ hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, quy định chi tiết về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Điều này dẫn đến người mua săn lùng để đón trước cơ hội đền bù tại chỗ hoặc chi trả bằng tiền mặt có sự chênh lệch cao hơn. Ngoài ra, những căn hộ tập thể thường tọa lạc ở vị trí đặc địa, nên cũng được xem là ưu thế.
Anh Nguyễn Thành Đạt lý giải, nhà tập thể cũ bỗng nhiên tăng giá, dù đã xuống cấp do phần lớn đều tọa lạc ở khu vực trung tâm, khu vực nguồn cung bất động sản hạn hẹp.
“Hơn nữa, căn hộ chung cư cũ có giá dao động khoảng 2 tỷ đồng, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng. Không những thế, nhiều chủ sở hữu cho rằng, mới đây, các cấp, ngành đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, người sở hữu sẽ được hưởng sản phẩm tái định cư tại chỗ hoặc chi trả bằng tiền mặt lợi ích lớn hơn, nên dòng sản phẩm này đã sôi động hơn sau thời gian "ngủ quên" - anh Nguyễn Thành Đạt nhìn nhận.
Số liệu thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 1.579 chung cư cũ quy mô từ 2 đến 5 tầng, chủ yếu xây dựng trong giai đoạn 1960 - 1990. Trong đó, 25% thuộc diện hư hỏng, nguy hiểm cấp độ D, các chung cư cũ tập trung dân cư đông đúc, vượt thiết kế ban đầu khoảng 1,5 lần và rơi vào tình trạng cũ nát, xuống cấp, nguy cơ cháy nổ... Trong hơn 20 năm, TP Hà Nội chỉ tiến hành cải tạo, xây dựng lại được 1% số chung cư cũ cần phải cải tạo, sửa chữa.
Đừng mong “trục lợi” chính sách
Theo chuyên gia Nguyễn Huy Quang - Công ty TNHH Kiểm toán định giá và tư vấn tài chính Việt Nam, Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cơ bản đã bảo đảm được công bằng, khách quan, hài hòa lợi ích các bên. Trong đó, việc TP Hà Nội phân cấp mạnh hơn cho quận, huyện sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Huy Quang cũng khuyến cáo, việc người dân bỏ ra một số tiền lớn mua căn hộ tập thể cũ để chờ cải tạo là không nên, bởi việc cải tạo phải thực hiện theo lộ trình với từng trường hợp cụ thể.
"Nghị định mới cho thấy chỉ những khu nhà thuộc trường hợp khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ, hết niên hạn, không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường… mới được cải tạo, người mua cần cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào sản phẩm này" - ông Nguyễn Huy Quang nói.
Cải tạo, xây dựng lại chung cư,nhà tập thể cũ, không thể để tình trạng "trục lợi" chính sách. (Ảnh: Doãn Thành).
Ở khía cạnh khác, luật sư Trịnh Hữu Đức - Văn phòng Luật sư Hàm Rồng cho rằng, Nghị định 69/2021/NĐ-CP tháo gỡ nhiều vướng mắc quy định tại Nghị định 101/2015/NĐ-CP, đặc biệt là công tác liên quan đến bồi thường và tái định cư.
Cụ thể, điểm đ, khoản 1, Điều 20 Nghị định 69/2021, thể hiện chính sách của Nhà nước không chỉ quan tâm đối với các chủ sở hữu mà cả người sử dụng nhà chung cư, bao gồm những hộ ghép khi thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ. Chính vì điều này nên hiện nay một số người lầm tưởng một căn hộ chung cư cũ tồn tại bao nhiêu hộ ghép thì được mua bấy nhiêu sản phẩm tái định cư theo chính sách ưu đãi.
“Nhưng thực tế không phải như vậy. Vì điểm b, khoản 1, Điều 21 Nghị định 69/2021 đã quy định rõ: Trường hợp giá trị căn hộ tái định cư lớn hơn giá trị căn hộ cũ sau khi quy đổi theo hệ số (K) thì các bên ký hợp đồng mua bán hoặc thuê mua nhà ở tái định cư phải nộp thêm phần giá trị chênh lệch này... Nên người dân đừng mong việc “trục lợi” về chính sách” - luật sư Trịnh Hữu Đức cho hay.
Thực tế, số lượng chung cư, nhà tập thể cũ trên địa bàn Hà Nội tương đối lớn, không thể ngay một thời điểm phá dỡ, xây dựng lại toàn bộ toàn bộ. Trên cơ sở đó, Nghị định 69/2021 cũng quy định rõ một số nhóm công trình nhà chung cư cũ thuộc diện phá dỡ xây dựng lại, gồm: Khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định; Hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng, nhưng cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh kết luận kiểm định xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, bị hư hỏng nặng hoặc nguy hiểm cục bộ; Bị hư hỏng một trong các cấu kiện kết cấu chính của công trình, gồm: Móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường mà chưa thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.
Vì vậy, việc mua căn hộ chung cư cũ để mong chờ được hưởng lợi từ chính sách có thể sẽ gặp rủi ro.

"Nghị định 69/2021/NĐ-CP với nhiều cơ chế, chính sách có tính đồng bộ, khả thi, chắc chắn sẽ mở ra một giai đoạn mới thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, cùng với khả năng tạo được sự đồng thuận của các chủ sở hữu nhà chung cư, sẽ đẩy mạnh công tác xây dựng lại hàng nghìn khu nhà chung cư cũ tuổi đời trên dưới 50 năm. Trong đó, nhiều nhà chung cư đã bị hư hỏng nặng, thậm chí đang trong tình trạng nguy hiểm cho người sử dụng, tập trung nhiều nhất tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh" - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

09 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

08 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, đặc biệt với tình trạng đất bỏ hoang, đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng hiệu quả.

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

08 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những biến động lớn về bảng giá đất tại nhiều địa phương. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thị trường trở nên minh bạch và chuyên nghiệp, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức, đòi hỏi một lộ trình điều chỉnh hợp lý.

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

04 Jul, 05:34 PM

Kinhtedothi - Hòa cùng làn sóng đổi mới khi Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền đô thị 2 cấp, các nhà đầu tư không chỉ kỳ vọng vào thủ tục hành chính tinh gọn thuận tiện hơn, mà còn mong đợi cú huých từ hạ tầng để hồi sinh dòng vốn, tạo nên cú bứt tốc mạnh mẽ cho thị trường bất động sản (BĐS) sau sáp nhập.

Livehouse: Lời giải giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị

Livehouse: Lời giải giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị

03 Jul, 06:27 PM

Kinhtedothi - Giá đất tại các đô thị lớn liên tục lập đỉnh khiến nhu cầu an cư và đầu tư của người dân gặp nhiều rào cản. Trong bối cảnh đó, mô hình bất động sản đa công năng Livehouse được kỳ vọng vừa cân bằng bài toán sử dụng - khai thác - sở hữu tài sản, vừa giảm áp lực giá đất ở các khu vực lõi đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ