Kinhtedothi – Phụ nữ khuyết tật ở xã Cúc Phương và Thạch Bình thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình) từ chỗ không tay nghề, việc làm, nhưng sau thời gian tham gia dự án đã phát huy được tiềm năng và có thể tự quản lý được sinh kế của mình theo hướng bền vững.
Những phụ nữ khuyết tật ấy đã tự chủ về việc làm, kinh tế và chăm lo cho gia đình, con cái. Tiêu biểu cho những phụ nữ khuyết tật là chị Đinh Thị Yến (ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đang sinh sống cùng chồng và con gái.
Như nhiều người khuyết tật (NKT) khác, bốn năm trở về trước, chị Đinh Thị Yến (ngồi may, bên phải) gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Bị khuyết tật vận động, mặc dù đã học được nghề may và chị Yến đi nhiều nơi tìm việc nhưng không được các DN tuyển dụng; đành trở về địa phương mở cửa hàng may nhỏ.“Năm 2017, tôi tham gia “nhóm phát triển hòa nhập” thuộc Dự án “Thúc đẩy phát triển hòa nhập của người khuyết tật và xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” do Tổ chức ActionAid tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam và Tổ chức phát triển quốc tế CBM đồng tài trợ” – chị Yến nhớ lại.Thông qua những hoạt động của Dự án, chị Đinh Thị Yến và nhiều chị em khuyết tật được khảo sát nhu cầu thị trường, tạo ra những mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu, đào tạo nâng cao tay nghề, xây dựng gắn mã thương hiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng giữa đơn vị sản xuất hàng hóa và nhà cung cấp hàng hóa. Những phụ nữ khuyết tật còn được học hỏi nhiều kiến thức về phòng chống thiên tai có hòa nhập NKT...Đặc biệt, trong năm 2019, sau khi đến thăm mô hình nhóm may xã Thạch Bình (do Dự án hỗ trợ) và tìm hiểu cách thức triển khai mô hình, khi trở về địa phương, chị Yến đã tổ chức cuộc họp với nhóm hòa nhập xã Cúc Phương để tập hợp các chị em có mong muốn cải thiện cuộc sống bằng nghề may và vận động địa phương hỗ trợ đối ứng với dự án để xây dựng nhóm may xã Cúc Phương.Sau hơn 2 năm xây dựng và vận hành, với sự hỗ trợ của Dự án (về máy may, nhà xưởng, hướng dẫn sử dụng máy may công nghiệp), nhóm may đã phát triển thành Hợp tác xã (HTX) May mặc Cúc Phương. Mô hình HTX này đã và đang tạo việc làm cho 26 phụ nữ khuyết tật và phụ nữ nghèo với mức thu nhập bình quân 80.000 – 100.000 đồng/người/ngày, cao nhất khoảng 150.000 – 180.000 đồng/người/ngày.Đến nay, mô hình May mặc do Dự án “Thúc đẩy phát triển hòa nhập của NKT và xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” hỗ trợ đã đảm bảo công ăn việc làm ổn định và phù hợp với sức khỏe cho 52 xã viên là phụ nữ khuyết tật và người nhà của NKT ở 2 xã Cúc Phương và Thạch Bình. Điều này đã minh chứng, NKT, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật có thể tự quản lý được sinh kế của mình theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. NKT có thể tự chủ được nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình ngày càng ổn định; qua đó, họ ngày càng tự tin, xóa bỏ đi những mặc cảm và hòa nhập cộng đồng, xã hội.“Phụ nữ nói chung và phụ nữ khuyết tật nói riêng nếu tự tin và dám theo đuổi ước mơ thì hoàn toàn có thể phát huy được tiềm năng của mình và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, cũng như hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn” – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX May mặc Cúc Phương Đinh Thị Yến chia sẻ.
Kinhtedothi – Những người khuyết tật (NKT) từ chỗ không việc làm nhưng sau khi tham gia Dự án “Thúc đẩy phát triển hòa nhập của NKT và xây dựng cộng đồng thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” đã có công việc, thu nhập, ổn định cuộc sống.
Nhờ mô hình Ban chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) có thành viên là người khuyết tật (NKT) và nhà tránh trú tiếp cận NKT, giờ đây những người yếu thế trong các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình có thể làm chủ được quá trình của mình và phát triển hơn trong các mảng khác.
Kinhtedothi - Ngày 9/7, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) đã tổ chức Lễ tuyên dương – khen thưởng học sinh đạt giải về học tập, năng khiếu cấp TP và trao học bổng cho con công nhân lao động công ty vượt khó học giỏi, năm học 2024 – 2025.
Kinhtedothi - Việt Nam đang hướng tới trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045, với thu nhập bình quân đầu người đạt 15.000 USD. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu cho người lao động. Mới đây Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng là 9,2% và 8,3%.
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 khắc phục được các bất cập, kế thừa những kết quả đã đạt được và đón đầu xu hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, sẽ tạo động lực cho chủ sử dụng lao động và người lao động tuân thủ thực hiện Luật BHXH và không ngừng cải thiện mức hưởng cho người thụ hưởng.
Kinhtedothi - Từ những chiếc vỏ bắp phơi khô, nhóm sinh viên đam mê nguyên liệu từ thiên nhiên đã sáng tạo nên sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo như: túi xách, tấm lót ly, tấm lót bình hoa, túi đựng bình nước, túi giấy…
Kinhtedothi - Ngày 29/6, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh (chương trình).