Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

Kinhtedothi – Sau bao năm vào sinh ra tử, chứng kiến những đồng đội thân yêu lần lượt ngã xuống trong những trận đánh, người lính biệt động Lâm Anh Lữ vỡ òa hạnh phúc khi cùng đoàn quân tiếp quản thị xã Cà Mau vào Ngày đại thắng 30/4/1975.

Nỗi lòng của Người chỉ huy biệt động nổi tiếng

Chứng kiến tội ác của lính VNCH hàng ngày bắt bớ, càn quét, giết hại đồng bào, cậu thiếu niên Lâm Anh Lữ sinh năm 1947, quê Hòa Thành, Cà Mau đã tham gia Đội biệt động thị xã Cà Mau từ những năm 1960 với vỏ bọc làm giáo viên tiếng Hoa ở Trường Dục Tài Cà Mau. Năm Mậu Thân 1968, Lâm Anh Lữ bị lộ, đơn vị rút ông về trực tiếp chiến đấu đến tận ngày giải phóng.

7 năm chiến đấu ở đơn vị biệt động nổi tiếng với những cái tên như Liệt sĩ Anh hùng LLVT Hồ Thị Kỷ, Nguyễn Thị Lòng, ông cùng đơn vị tham gia đánh gần 100 trận, tiêu diệt 300 quân địch, 1 máy bay, 1 tàu sắt, phá 3 kho đạn, 3 kho xăng, 12 cơ quan đầu não của địch…. Cùng với những chiến công vang dội là những hy sinh của đồng đội không gì bù đắp được. Ông kể: Trận đánh vào Bến Giang thuyền Cà Mau, ông lúc đó là Thị đội phó, trực tiếp chỉ huy đội Biệt động đánh mật tập. Tuy nhiên, do trúng kế phản gián chỉ điểm, đơn vị thiệt hại nặng nề, ông phải vừa bò vừa cõng vẫn không đưa được người Đội trưởng Nguyễn Văn Nam (Ba Nam) đã hy sinh về căn cứ.

Thiếu tá Nguyễn Thanh Sơn (Năm Góp) nguyên là chiến sĩ Biệt động thị xã Cà Mau, em ruột Đại đội trưởng Ba Nam kể lại: Thấy thi thể đồng đội bị rơi lại, bị địch dùng thủ đoạn tàn bạo để xử lý, ông Lâm Anh Lữ rất đau lòng. Dù đang bị thương, ông Lữ vẫn kiên quyết tổ chức đánh tiếp vào căn cứ địch để mong lấy được thi thể đồng đội, vì mệnh lệnh của cấp trên không đồng ý vì nguy hiểm, ông đã khóc ròng mấy ngày. Từ năm 1975 đến bây giờ là 50 năm sau chiến tranh, ông Lữ cứ đến ngày hy sinh của Ba Nam đều đội mưa, nắng đến thắp hương cho đồng đội.

Ông Lâm Anh Lữ đang đứng trên xe Jeep dẫn đầu đoàn quân diễu hành quanh thị xã Cà Mau ngày giải phóng 1/5/1975 (ảnh tư liệu)

Ông Lâm Anh Lữ tâm tư: Hòa bình đã 50 năm, lớp trẻ bây giờ không biết nhiều về sự khốc liệt, mất mát, hy sinh của chiến tranh, dù họ mang đầy nhiệt huyết yêu nước. Để nhắc nhở những người trẻ, mỗi dịp 30/4 hàng năm ông Lữ đều tự bỏ tiền túi ra tổ chức họp mặt anh em đội biệt động và các đơn vị của Thị xã Cà Mau còn sống. “Mấy mâm cơm gọi là, có gì ăn nấy, để gặp gỡ, họp mặt, vì tuổi đã cao nên năm sau lại thưa hơn năm trước, muốn gặp lại cũng khó. Nhưng quan trọng như là mâm cơm giỗ chung, tưởng nhớ những anh em đồng đội đã hy sinh ngày ấy.”

Ông Lâm Anh Lữ trò chuyện với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị tháng 4/2025 (Hoàng Nam)

"Khoe" với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị ông kể, ngày 21/4/2025 tại TP HCM, ông được Tổng Bí thư Tô Lâm mời tham dự họp mặt những cán bộ tiêu biểu từng tham gia chiến dịch Mùa Xuân 1975. “Có lẽ, đây là lần cuối được dự những dịp đặc biệt như thế này, vì tuổi đã cao sức đã yếu. Nhưng dù sao ngày 30/4/2025 vẫn là ngày đặc biệt đối với tôi và đồng đội, những anh hùng thực sự đã làm nên lịch sử của đất nước.” – ông Lâm Anh Lữ nói trong xúc động.

“Nhà kỷ niệm Vùng căn cứ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hướng Bắc thị xã Cà Mau (1961-1975)" trị giá gần 300 triệu đồng do ông Lâm Anh Lữ quyên góp và vận động quyên góp. Nơi đây đang trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ ở địa phương (Ảnh nhân vật cung cấp).

Suýt hi sinh trong ngày thống nhất

Một ngày tháng 4/2025, trong ký ức đầy tự hào vì đã góp phần chiến đấu giải phóng đất nước cùng với sự tiếc thương vô hạn đối với những đồng đội đã hi sinh, ông Lữ bồi hồi nhớ lại

Ngày 30/4/1975 sau khi Tổng thống Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng, nhưng địch ở An Xuyên, Cà Mau vẫn ngoan cố tử thủ. Tỉnh trưởng An Xuyên là Đại tá Nhan Nhựt Chương chỉ chịu chấp nhận đầu hàng ta lúc 18 giờ ngày 30/4/1975 và tìm cách trì hoãn để chạy trốn. Ngày 30/4/1975, địch tại Chi khu Đầm Dơi do tên Thiếu tá Quận trưởng Huỳnh Tuý Viên (33 tuổi) cầm đầu, thay vì đầu hàng tại chỗ, chúng mở đường máu kéo hết quân về Cà Mau tử thủ… Với bản chất ngoan cố, tàn bạo, trong lúc tháo chạy vào đêm 30/4/1975, bọn chúng đã bắt mấy chục người dân đi trước dẫn đường làm bia sống đỡ đạn. Khi tới Hòa Thành (giáp Cà Mau), bọn chúng đã nổ súng khiến 2 chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn U Minh 3 của ta hy sinh. Chúng còn bắt sống 2 cán bộ khác của ta dẫn ra tới lộ 4 (nay là QL1) và tên Huỳnh Tuý Viên đã trốn thoát (sau đó đã bị ta truy bắt, tuyên xử tử hình).

Ông Lâm Anh Lữ (đứng thứ 7 hàng đầu từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm với Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 21/4/2025 tại TP HCM (Ảnh nhân vật cung cấp)

Mờ sáng 1/5/1975 khi tên Tỉnh trưởng lên máy bay chạy ra nước ngoài, các mũi bộ đội áp sát thị xã Cà Mau, sẵn sàng tiếp quản, tuy nhiên lực lượng của địch vẫn còn nguyên vũ khí được trang bị nên quân ta phải tưng bước tiến vào. Trên cương vị Thị đội phó, ông Lâm Anh Lữ được lệnh dẫn một cánh quân là đơn vị biệt động thị xã Cà Mau vào chiếm kho Cao Thắng (đường Nguyễn Trãi phường 9 ngày nay, đây là kho quân sự hậu cứ của Tỉnh đoàn Bảo An Xuyên, có vị trí rất quan trọng). Khoảng 5 giờ sáng, khi ông Lâm Anh Lữ đưa lực lượng bộ đội vào, khá đông lính VNCH thấy quân giải phóng xuất hiện đã tìm cách chống cự. Tuy nhiên ngay sau đó, tất cả đã bị khuất phục mà lực lượng quân đội của ta không phải mất một viên đạn nào.

Ông Lâm Anh Lữ chia sẻ: “Lúc đó địch có hơn 50 tay súng, khi tập hợp xong mới giật mình, vì xử lý chậm, có thể sẽ có hy sinh đáng tiếc. Bây giờ có những người lính VNCH ngày đó vẫn còn sống, thỉnh thoảng rủ uống cà phê cám ơn vì cách xử lý hôm đó, không thì hai bên đều có thương vong trong ngày đất nước thống nhất.”

Những ngày tháng Tư lịch sử, chúc cho người lính bộ đội Cụ Hồ Lâm Anh Lữ luôn mạnh khoẻ, tiếp tục thực hiện sứ mệnh giáo dục lớp thanh niên trẻ hiểu về những chiến công hiển hách nhưng cũng đầy bi tráng của lực lượng biệt động Cà Mau nói riêng và quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, tiếp nối truyền thống cha anh trên mặt trận xây dựng, kiến thiết đất nước ngày một giàu mạnh hơn.

Cà Mau: khi toàn dân tham gia bảo vệ nguồn thủy sản

Cà Mau: khi toàn dân tham gia bảo vệ nguồn thủy sản

Sôi động, tự hào với Cà Mau - Ðiểm đến 2025

Sôi động, tự hào với Cà Mau - Ðiểm đến 2025

Cà Mau long trọng tổ chức lễ tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Cà Mau long trọng tổ chức lễ tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tự hào những phụ nữ “Ba đảm đang”

Tự hào những phụ nữ “Ba đảm đang”

30 Apr, 04:42 PM

Kinhtedothi - Tròn 60 năm phong trào “Ba đảm đang” ra đời (1965 - 2025), các thế hệ phụ nữ Hà Nội luôn phát huy truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ